Hải quân Việt Nam từng "lỡ hẹn" với tàu ngầm Nam Tư
Theo Giáo sư Carl Thayer từ Học viện quốc phòng Australia, trong thập niên 1990, Việt Nam đã có ý định mua 2 lớp tàu ngầm diesel-điện cỡ nhỏ do Nam Tư chế tạo nhưng thương vụ này đã không thành công.
SMX - Dòng tàu ngầm tính năng hàng đầu thế giới của Pháp / Khám phá nội thất tàu ngầm tấn công 51 năm tuổi của Nga
Heroj thuộc thế hệ tàu ngầm dieseld-điện thứ hai của Liên bang Nam Tư với nhiều cải tiến so với người tiền nhiệm là tàu ngầm lớp Sutjeska.
Những nâng cấp đáng giá nhất chính là phần thân tàu được thiết kế mới nhằm tối ưu hóa cho việc hoạt động dưới nước và được cập nhật hệ thống sonar mới nhất của Liên Xô.
Tàu ngầm lớp Heroj có kích thước khá nhỏ bé với lượng giãn nước 604 tấn khi nổi và 694 tấn khi lặn; chiều dài 50,4 m; lặn sâu 210 m.
Hệ thống động lực của tàu gồm 2 động cơ diesel Sulzer có công suất 1.600 mã lực (1.200 KW) và 2 động cơ điện công suất 1.560 mã lực (1.160 KW).
Tàu có thể chạy với vận tốc lớn nhất là 15,3 hải lý/h khi nổi và 9,38 hải lý/h khi lặn; tầm hoạt động tối đa 7.593 km khi chạy ở ở tốc độ kinh tế 10 hải lý/h.
Vũ khí của tàu ngầm lớp Heroj bao gồm 6 ống phóng lôi 533 mm với 10 ngư lôi và 20 thủy lôi. Thủy thủ đoàn lên tới 55 người, khá nhiều so với một tàu ngầm cỡ nhỏ.
Sản phẩm thứ hai được Việt Nam quan tâm là tàu ngầm mini lớp Una, đây là thế hệ tàu ngầm mới nhất của hải quân liên bang Nam Tư cũ, chúng gồm 6 tàu được đóng trong giai đoạn từ 1985 đến 1989.
Lớp tàu ngầm có kích thước bé hạt tiêu này được thiết kế cho hoạt động rải thủy lôi và vận chuyển lực lượng tác chiến đặc biệt của hải quân.
Chiếc Una có kích thước khá khiêm tốn với chiều dài chỉ là 18,82 m; chiều rộng 2,4 m; lượng giãn nước 74,9 tấn khi nổi và 86,2 tấn khi lặn.
Tàu chỉ được trang bị 2 động cơ điện có công suất 18 kW (24 mã lực) cho tốc độ 7 hải lý/h khi nổi và 8 hải lý/h khi lặn; độ sâu tối đa 120 m.
Tầm hoạt động lớn nhất của tàu đạt 500 km khi chạy với tốc độ 3 hải lý/h, thời gian hoạt động liên tục từ 96 - 160 giờ tùy theo số lượng thủy thủ đoàn.
Do đặc thù nhiệm vụ của mình nên vũ khí trang bị của tàu ngầm Una rất khiêm tốn chỉ với 4 tàu lặn R-1 và 4 thủy lôi AIM-70. Thủy thủ đoàn gồm 4 người cộng thêm 6 lính đặc nhiệm hải quân.
Sau khi Liên bang Nam Tư với hai nước cộng hòa Serbia và Mongtenegro tan rã vào năm 2006, Serbia đã không còn đường bờ biển, vì vậy những chiếc tàu ngầm trở nên dư thừa và không còn cần thiết.
Giáo sư Carl Thayer cho biết trước tình hình trên, Việt Nam từng có ý định mua lại 3 tàu ngầm tấn công lớp Heroj và 3 tàu ngầm mini lớp Una của Serbia.
Tuy nhiên thương vụ này đã không thành công, theo một số nguồn tin thì Serbia sau đó đã bán 3 tàu ngầm Heroj cho Ai Cập nhưng thực tế điều này cũng không xảy ra khi 1 chiếc được đưa vào bảo tàng và 2 chiếc còn lại lần lượt bị tháo dỡ lấy sắt vụn.
Tình trạng tương tự cũng xảy ra với những tàu ngầm lớp Una: sau khi không tìm được người mua lại, toàn bộ đã được đưa vào bảo tàng.
Trong năm 2009 Việt Nam đã chính thức ký hợp đồng mua 6 chiếc tàu ngầm Kilo 636 của Nga. Việc lỡ hẹn với những lớp tàu ngầm cỡ nhỏ và lạc hậu trên cũng có mặt tích cực đó là giúp chúng ta có được một hạm đội tàu ngầm mới và hiện đại.
Theo Bạch Dương/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Sản phẩm đầu tiên được Hải quân Việt Nam quan tâm đó là tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Heroj (Hero trong tiếng Anh), lớp chiến hạm này gồm tất cả 3 tàu được đóng cho hải quân Nam Tư trong giai đoạn từ năm 1964 đến 1966.