Hàn Quốc xem xét ngừng gọi Triều Tiên là "kẻ thù"
THẾ GIỚI 24H: Mỹ ra điều kiện dỡ bỏ trừng phạt với Nga, vụ nhiễm chất độc Novichok lại “có biến” / THẾ GIỚI 24H: Mỹ từ chối “ngồi chung mâm” với Nga, CIA có ý định ám sát Tổng thống Philippines
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un bắt tay nhau tại biên giới liên Triều hôm 27/4. Ảnh: AFP.
Yonhapngày 22/8 dẫn nguồn tin chính phủ Hàn Quốc cho biết: "Sẽ rất mâu thuẫn nếu chúng ta (Hàn Quốc) tham vấn Triều Tiên về các biện pháp ngăn chặn các hành động thù địch nêu trong Tuyên bố Bàn Môn Điếm, nhưng vẫn coi quân đội Triều Tiên là kẻ thù trong văn bản chính thức... Chúng ta sẽ tìm một từ hoặc một cụm từ nào khác để có thể phản ánh đúng mức mối đe dọa từ quân đội Triều Tiên thay vì dùng từ "kẻ thù".
Khi được hỏi về thông tin này, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết sẽ "nghiêm túc xem xét" bỏ cách gọi Triều Tiên là kẻ thù trong sách trắng quốc phòng 2018 công bố vào tháng 12.
Sách trắng quốc phòng của Hàn Quốc lần đầu tiên gọi Triều Tiên là "kẻ thù chính" vào năm 1995, một năm sau khi phái đoàn Triều Tiên dọa nhấn chìm thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong "biển lửa" trong lúc diễn ra đối thoại liên Triều.
Tuy nhiên, một số chính quyền về sau của Hàn Quốc đã phê phán cách dùng này. Năm 2004, dưới thời chính quyền cựu Thủ tướng Roh Moo-hyun, cụm từ "kẻ thù chính" được thay bằng cụm từ "mối đe dọa quân sự trực tiếp". Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc đã sử dụng lại cách gọi Triều Tiên là "kẻ thù" vào năm 2010 sau khi cáo buộc Bình Nhưỡng đánh chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc.
Quan hệ liên Triều có xu hướng ấm lên kể từ đầu năm nay sau khi Bình Nhưỡng chủ động đề xuất đối thoại. Sau hai hội nghị thượng đỉnh vào tháng 4 và tháng 5, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un dự kiến sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh lần 3 vào tháng 9 tới. Hai bên cam kết sẽ ngừng các hoạt động thù địch và hy vọng ký thỏa thuận chính thức chấm dứt chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên vào cuối năm nay.
End of content
Không có tin nào tiếp theo