Quốc tế

Hàng tồn châu Âu tăng, đơn hàng châu Á giảm

Lượng hàng tiêu dùng tồn kho quá lớn tại các nước châu Âu đang dẫn tới sự suy giảm nhu cầu nhập khẩu.

Sự kết hợp lợi hại của tiêm kích MiG-31 và tên lửa “sát thủ” R-37M / Ukraine sử dụng tên lửa Buk để đối phó máy bay Nga

Các sản phẩm dệt may, giày dép, đồ điện tử, đồ chơi… thông thường vẫn đạt doanh số rất cao mấy tuần trước lễ Giáng sinh, nhưng lúc này đang phải chịu áp lực lớn, do sức mua giảm.

Lạm phát lên tới 10% đang làm giảm sức mua của các gia đình và xói mòn thu nhập của doanh nghiệp các nướcchâu Âu.

Nhật báoExpansiónra tại Tây Ban Nha có bài: "Thương mại bán lẻ bằng đồng Euro giảm 2,7% do lạm phát". Biểu đồ doanh số bán lẻ trong khối các nước sử dụng đồng tiền chung cho thấy, doanh số hồi đầu năm tăng trưởng 9,7%, đã lao dốc khi chiến sự bùng nổ tại Ukraine và suy giảm suốt từ tháng 6 tới nay.

Mức độ suy giảm doanh số trầm trọng nhất là tại Bỉ, tới 5,7%, tiếp đó là Đức, Ireland, Hà Lan vào Áo. Tuy vậy, mức độ suy giảm này vẫn còn khả quan hơn so với các nước không tiêu đồng Euro. Theo bài báo, doanh số bán lẻ suy giảm tới 9,5% ở Đan Mạch và 6,4% ở Thụy Điển.

Hàng tồn châu Âu tăng, đơn hàng châu Á giảm - Ảnh 1.

Đầu mùa đông năm nay, châu Âu ấm áp bất thường, gây bất lợi cho bán lẻ quần áo và giày dép. (Ảnh minh họa - Ảnh: DW)

Tại Đan Mạch, lượng hàng tồn kho đang trở thành vấn đề rất lớn. TờBorsenngay trên trang nhất viết rằng nỗ lực bán hàng trong tuần này và tuần sau là một cuộc chiến về giá cả.

Bài trang trong viết: "Mọi năm, mấy tuần trước Giáng sinh cũng quyết định doanh thu cả năm của các cửa hàng bán lẻ Đan mạch. Nhưng năm nay, những công ty mà kho hàng chật cứng đang phải bán tháo".

Bài báo giải thích lý do: "Từ khi đại dịch làm rối loạn vận tải biển, các doanh nghiệp Đan Mạch đã đặt gia công với số lượng nhiều hơn hẳn để dự trữ phòng khi nguồn cung đứt gãy. Lạm phát vọt cao, chi phí năng lượng tăng thêm và niềm tin của người tiêu dùng đi xuống đã khiến người Đan mạch ngần ngại chi tiêu". Hiện các công ty đang phải cố đẩy đi số hàng tồn kho trước lễ Giáng sinh, vì sau đó là mùa đại hạ giá.

Một công ty cho biết: "Thà giảm giá 25% ngay lập tức trong vài ba tháng cuối năm đối với hàng tồn, còn hơn là cứ cố cầm cự giữ giá để sau này phải giảm 70%. Mất mát đầu tiên luôn luôn là rẻ nhất".

Số lượng hàng tồn kho quá lớn đã được báo động từ cuối tháng trước. TờLe Figarocủa Pháp nêu thêm một yếu tố bất lợi cho ngành bán lẻ thời trang châu Âu năm nay, đó là thời tiết không ủng hộ. Quần áo chỉ bán chạy nếu mưa thuận gió hòa. Đầu mùa đông năm nay, châu Âu lại ấm áp bất thường, gây bất lợi cho bán lẻ quần áo và giày dép.

Không chỉ hàng thời trang bán chậm, theo bài báo, doanh số giảm trong hầu hết mọi ngành hàng, đồ gia dụng, thiết bị thể dục thể thao, hàng điện tử… tốc độ tiêu thụ đã chậm lại, ảnh hưởng tới doanh nghiệp Pháp trong ngành hàng này, kéo theo đơn hàng giảm, tác động xấu tới sản xuất của các nhà máy gia công quần áo, giày dép, đồ điện tử, điện thoại…, phần nhiều đặt tại các nước châu Á.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm