Quốc tế

Hé lộ thời điểm 'rồng lửa' S-500 đầu tiên được biên chế vào quân đội Nga

Các quan chức cấp cao Nga cho biết hệ thống hệ thống tên lửa phòng không S-500 mới nhất của Nga đã đi vào thử nghiệm cấp nhà nước và sớm được biên chế trong quân đội Nga.

Krasukha-4 của Nga sẽ "trừng phạt" người Mỹ tại Syria? / Phòng không Nga bắn hạ máy bay không người lái Israel tại Syria

Ảnh: Tass.

Ảnh: Tass.

Ngày 25/8, Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov cho biết tại diễn đàn Army-2020, hệ thống tên lửa phòng không S-500 mới nhất của Nga đã đi vào thử nghiệm cấp nhà nước. Nga cũng đang tiến hành sản xuất thêm các bộ phận, linh kiện để khởi động quá trình sản xuất hàng loạt tổ hợp này.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga Aleksey Krivoruchko thông báo quân đội Nga có thể biên chế tổ hợp S-500 đầu tiên vào năm 2021, và có thể tiến hành bàn giao số lượng lớn từ năm 2025.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, việc chuyển giao các hệ thống tên lửa đất đối không S-500 mới nhất cho quân đội sẽ bắt đầu vào năm 2020. Tuy nhiên, do nhu cầu sản xuất và thử nghiệm, những tổ hợp phòng không tối tân này sẽ xuất hiện trong biên chế quân đội Nga không sớm hơn thời điểm mùa xuân năm sau.

Các chuyên gia để vận hành hệ thống S-500 mới đã đượcNga đã đào tạotại Học viện Quân sự Vũ trụ Force in Tver từ năm 2017.

 

S-500 Prometheus (ROC Triumfator-M) là hệ thống phòng không đất-đối-không thế hệ mới của Nga. Xét về các đặc tính của mình, S-500 sẽ vượt xa S-400 và đối thủ cạnh tranh của Mỹ là Patriot Advanced Capability-3.

Hệ thống S-500 được Nga phát triển từ năm 2009 để thực hiện cả nhiệm vụ phòng không và đánh chặn tên lửa đạn đạo.

Trong nhiệm vụ phòng không, S-500 có tầm bắn 400 km, đủ sức tiêu diệt mục tiêu ở độ cao tối đa 40 km và tốc độ 25.200 km/h, cho phép bắn hạ mọi chiến đấu cơ siêu thanh trên thế giới.

Đối với nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đạn đạo, S-500 đạt tầm bắn khoảng 500-600 km, có thể theo dõi 20 mục tiêu cùng lúc và đánh chặn đồng thời 5-10 tên lửa đạn đạo ở giai đoạn cuối hoặc giữa hành trình.

S-500 còn được phát triển để bắn hạ vệ tinh ở quỹ đạo thấp quanh Trái Đất, cũng như các mục tiêu trong không gian nhằm đối phó với vũ khí vũ trụ của Mỹ.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm