Quốc tế

Hiệp định RCEP sẽ tác động tích cực đến quá trình phục hồi kinh tế ASEAN

Hiệp định RCEP sẽ tác động tích cực đến phát triển hệ thống thương mại đa phương, tăng cường hội nhập kinh tế giữa các nước ASEAN.

Trung Quốc hoàn thành hệ thống vệ tinh dẫn đường Bắc Đẩu / Chuyên gia dự đoán về loại vũ khí Triều Tiên có thể điều đến biên giới Hàn Quốc

Qua 8 năm đàm phán, Hiệp định đối tác toàn diện khu vực, gọi tắt là RCEP dự kiến sẽ được ký kết vào cuối năm nay được cho là sẽ tác động tích cực đến việc phát triển hệ thống thương mại đa phương, tăng cường hội nhập kinh tế giữa các nước trong khu vực, góp phần khôi phục các hoạt động kinh tế, thiết lập trạng thái bình thường mới ở ASEAN.

hiep dinh rcep se tac dong tich cuc den qua trinh phuc hoi kinh te asean hinh 1
Hội nghị lần thứ 10 về Hiệp đinh RCEP ngày 23/6/2020.

Ông Santisouk Phounesavath - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Ngoại thương, Bộ Công thương Lào, thành viên Đoàn đàm phán RCEP Lào đã đưa ra những đánh giá về Hiệp định này.

PV: Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực RCEP đã qua 8 lần đàm phán. Theo ông liệu chúng ta có thể kết thúc sớm để đi đến ký kết trong năm nay được không?

Ông Santisouk Phounesavath: Tôi nghĩ nó cũng có chút vấn đề, bởi chúng ta đã qua quá trình đàm phán 8 năm rồi, các nước tham gia đàm phán có trình độ phát triển khác nhau.Tuy nhiên, những vấn đề còn lại từ giờ cho tới lúc ký còn rất ít và nhỏ. Cá nhân tôi cho rằng có thể giải quyết được và có thể sẽ ký kết được vào cuối năm nay.

PV: Theo ông, việc ký kết Hiệp định này vào cuối năm nay có ý nghĩa như thế nào trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN ?

Ông Santisouk Phounesavath: Tôi nghĩ trong thời gian Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN, việc Hiệp định đối tác toàn diện khu vựcRCEP được ký sẽ có ý nghĩa quan trọng lớn. Nếu chúng ta có thể ký trong năm nay sẽ là một dấu mốc lịch sử trong quá trình đàm phán kéo dài suốt 8 năm qua. Do đó, với tư cách cá nhân, tôi sẽ ủng hộ hết mình việc hiệp định này được ký vào cuối năm nay ở Việt Nam.

 

PV: Trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, việc ký kết Hiệp định này có ý nghĩa gì đối với quá trình phục hồi kinh tế khu vực, thưa ông?

Ông Santisouk Phounesavath: Dịch Covid-19 không chỉ gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng con người mà còn ảnh hưởng tới các vấn đề về xã hội, kinh tế. Đặc biệt là nó đã khiến kinh tế suy thoái. Do đó, việc kýHiệp định đối tác toàn diện khu vực RCEP là dấu hiệu để các đối tác của chúng ta thấy chúng ta vẫn đang giữ được các hoạt động thương mại, đầu tư và tự do thương mại.

Trong bối cảnh dịch Covid còn diễn biến phức tạp, việc tập trung đẩy nhanh để hoàn tất và ký Hiệp định RCEP rất quan trọng để giúp quá trình phục hồi kinh tế của khu vực. Việc ký kết sẽ gửi tín hiệu quan trọng trong việc mở rộng hoạt dộng giao thương, kết nối các nền kinh tế. Có thể gọi là bước tiến hoặc là dấu mốc lịch sử quan trọng. Với năm 2020 này, khi Việt Nam là Chủ tịch ASEAN thì điều này có ý nghĩa và quan trọng hơn.

PV: Vâng xin cảm ơn ông.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm