Hình thành thị trường buôn lậu vũ khí lớn nhất châu Âu?
Nga ủng hộ Ai Cập gia nhập BRICS / Nếu ông Trump vẫn làm Tổng thống Mỹ, sẽ không có xung đột ở Ukraine
Javelin là một trong số những vũ khí Mỹ cung cấp nhiều nhất cho Ukraine. |
Các quan chức quốc phòng Mỹ và Anh đã nhiều lần khẳng định với công chúng phương Tây rằng họ đã thiết lập các cơ chế đáng tin cậy để theo dõi vũ khí NATO chuyển giao cho Ukraine. Tuy nhiên, các biện pháp nói trên không đáng tin cậy như họ tuyên bố.
Thứ trưởng Quốc phòng Anh James Heappey gần đây tuyên bố rằng chính phủ Anh đang theo dõi vũ khí được chuyển giao cho Lực lượng Vũ trang Ukraine nhưng thừa nhận một số vũ khí dành cho quân đội Ukraine đang được bán tại chợ đen.
Tương tự như vậy, vào cuối tháng 2, các nhà lập pháp Đảng Cộng hòa Mỹ đã chất vấn cơ quan giám sát hàng đầu của Lầu Năm Góc, Tổng thanh tra Robert Storch, người đã thừa nhận những thách thức trong việc giám sát dù Bộ Quốc phòng tuyên bố không có bằng chứng về việc chuyển hướng vũ khí của Mỹ ở Ukraine.
"Tôi nghĩ có một vấn đề lớn với buôn lậu vũ khí và tôi hiểu tại sao Thứ trưởng Anh lại tuyên bố như vậy và tôi hiểu tại sao chính phủ của chúng tôi có thể cũng tuyên bố như vậy.
Bởi nó sẽ không được công khai với số lượng vũ khí vô tận được gửi đến, loại vũ khí được gửi, số tiền đang được chuyển đến Ukraine so với các vấn đề nội bộ cần được giải quyết ở hầu hết các quốc gia phương Tây.
Điều đó rất đáng lo ngại. Vì vậy, tôi hiểu tại sao họ nói rằng không có chuyện thiếu sự giám sát với dòng vũ khí đến Ukraine.
Tuy nhiên, chúng tôi biết rằng Ukraine trong lịch sử, và đặc biệt là gần đây tình trạng tham nhũng diễn ra rất nghiêm trọng.
Theo kết quả nghiên cứu của một số cơ quan độc lập với chính phủ Mỹ, chỉ có khoảng 30% vũ khí phương Tây chuyển cho Ukraine đến được tay quân đội nước này", Earl Rasmussen nói.
Ukraine: Một trong những thị trường buôn lậu vũ khí lớn nhất
Ukraine được cho là có một trong những thị trường buôn bán lậu vũ khí lớn nhất ở châu Âu, theo Chỉ số tội phạm có tổ chức toàn cầu năm 2021 do Mỹ tài trợ.
Nhà báo từng đoạt giải Pulitzer là Seymour Hersh cũng lập luận rằng phương Tây biết vũ khí mà họ cung cấp cho Ukraine đang được bán trên thị trường chợ đen.
"Từ rất sớm, Ba Lan, Romania và các quốc gia khác ở biên giới với Ukraine đã tràn ngập vũ khí mà Mỹ và phương Tây vận chuyển cho cuộc chiến tới Ukraine.
Nói cách khác, các chỉ huy ở các cấp khác nhau - thường họ là tướng hoặc đại tá và những người khác được giao quản lý một số vũ khí và đích thân bán lại hoặc bán lẻ chúng trở lại chợ đen", Seymour Hersh nói.
Kênh CBS News cũng từng nhiều lần đưa tin về chuyện buôn lậu vũ khí ở Ukraine, nhưng gần như ngay lập tức hãng truyền thông này buộc phải rút lại.
Trước đó, CNN dẫn lời một số quan chức chính quyền Mỹ và Lầu Năm Góc phàn nàn rằng vũ khí Mỹ đang biến mất trong "sương mù" của cuộc xung đột Ukraine, đồng thời thừa nhận rằng gần như không thể theo dõi tất cả các hệ thống vũ khí được chuyển giao cho quốc gia Đông Âu này.
"Tôi thực sự đã nhìn thấy những bức ảnh về vũ khí vác vai, hệ thống phòng không, đạn dược và những thứ khác, những bức ảnh được cho là ở thị trường Thổ Nhĩ Kỳ. Và tôi cũng đã nghe nói về việc bán vũ khí cho các tổ chức tội phạm và các hoạt động khủng bố", Rasmussen nhấn mạnh.
Các thành viên Quốc hội Mỹ bỏ phiếu bác bỏ Sáng kiến giám sát của Thượng nghị sĩ Paul
Vào tháng 5 năm 2022, các nhà lập pháp Mỹ đã không ủng hộ sáng kiến của Thượng nghị sĩ Cộng hòa Kentucky Rand Paul nhằm mở rộng quyền hạn của Tổng thanh tra đặc biệt về Tái thiết Afghanistan (SIGAR) và một số quỹ dành cho Ukraine. Theo Rasmussen, đây là một sai lầm lớn.
"Mọi tổ chức đều có sự giám sát ở một mức độ nào đó. Có đủ trong trường hợp này không? Không. Hiện tại, chúng tôi có nhiều viện trợ đi qua một số bộ phận khác nhau đến Ukraine. Có tổng thanh tra cho từng bộ phận và cơ quan đó không? Có. Mới đây, vào mùa xuân này, đã có đã thông báo rằng chúng tôi có 90 cá nhân đang làm việc để giám sát sự hỗ trợ cho Ukraine.
Nhưng như vậy đã đủ chưa? Và hai là không có hoạt động giám sát độc lập trung ương, không giống như tại Iraq, Afghanistan... trước đây. Hiện không có một tổ chức độc lập nào có thể tiếp cận với số liệu chính xác để để phối hợp với các chính phủ nước ngoài trong việc minh bạch vũ khí đến Ukraine", cựu quân nhân Mỹ cho biết.
Theo Rasmussen, chúng tôi thực sự không biết chính xác ai tại Ukraine đang nhận những vũ khí này và nó sẽ đi đến đâu. Ngay cả khi nó đến được các đơn vị Ukraine khác nhau, vẫn không loại trừ thực thể những người chỉ huy trong quân đội hoặc trong chính phủ đang coi đây là cơ hội để chuyển hướng vũ khí.
Trục lợi từ sự thiếu giám sát
"Không cần phải nói, có nhiều người trong giới lãnh đạo tại Ukraine và phương Tây muốn kéo dài cuộc xung đột để trục lợi từ việc buôn lậu vũ khí do NATO cung cấp.
Ngày 14 tháng 4, Hersh dẫn lời các nhà phân tích của CIA cáo buộc rằng Tổng thống Ukraine Zelensky cùng ê kíp đã biển thủ khoảng 400 triệu USD vào năm ngoái.
Nhà báo từng đoạt giải Pulitzer này cũng dẫn lời một chuyên gia nói rằng mức độ tham nhũng ở Kiev đang tiến gần đến mức trong cuộc chiến Afghanistan, mặc dù sẽ không có báo cáo kiểm toán chuyên nghiệp nào xuất hiện từ Ukraine.
"Rõ ràng là có những chỉ huy trên chiến trường có lẽ không ủng hộ đàm phán và hòa bình. Cái họ muốn là vũ khí và xung đột kéo dài để trục lợi", Rasmussen tiếp tục.
Vũ khí của Mỹ đến tay kẻ xấu
Hiện nay đã có nhiều ví dụ về việc chính phủ Mỹ giám sát lỏng lẻo đối với việc chuyển giao vũ khí, dẫn đến việc chúng rơi vào tay kẻ xấu. Để chứng minh cho nhận định của mình, Rasmussen đề cập đến Chiến dịch Timber Sycamore của CIA:
"Về cơ bản là chuyển vũ khí vào nhiều khu vực khác nhau của Syria, chủ yếu từ Libya qua Đông Âu, qua Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria để hỗ trợ quân nổi dậy ôn hòa, mà chúng tôi biết thực sự không có phiến quân ôn hòa, tất cả họ đều là những kẻ cực đoan và hầu hết đều liên kết với Al-Qaeda hoặc IS".
Đã có rất nhiều trường hợp khác mà vũ khí của Mỹ lọt vào tay các nhóm khủng bố. Ví dụ, vào năm 2015, lực lượng an ninh Iraq đã mất 2.300 xe bọc thép Humvee do Mỹ cung cấp sau khi Mosul sụp đổ. Những chiếc xe này đã bị những kẻ khủng bố chiếm lấy và biến chúng thành bom xe bằng thiết bị nổ tự chế.
Vào tháng 10 năm 2017, Bộ Quốc phòng Syria đã công bố đoạn phim về đạn dược tịch thu được số lượng lớn vũ khí do Mỹ sản xuất từ tay tổ chức khủng bố, bao gồm cả Mặt trận al-Nusra có liên kết với Al-Qaeda.
"Tôi biết hiện có những phần tử cực đoan đang hỗ trợ phía Ukraine, cả những phần tử cực đoan Ukraine cũng như những phần tử cực đoan từ bên ngoài Ukraine, có thể có những hoạt động kiểu lính đánh thuê ở đó.
Nhưng cũng có những loại cực đoan thân IS. Điều đó không làm tôi ngạc nhiên chút nào, vì truyền thông Anh từng tiết lộ rằng nhiều vũ khí thực sự được cung cấp cho những tổ chức đó, và tình trạng này cũng đang diễn ra tại Ukraine", Rasmussen kết luận.
End of content
Không có tin nào tiếp theo