Hồ sơ bom hạt nhân B61 của nước Mỹ
Truyền thông Mỹ kể chuyện xảy ra với lực lượng phòng không Ukraine / Mỹ cố gắng chiêu mộ những người muốn gia nhập Lực lượng Vũ trang Ukraine
Việc phát triển bom hạt nhân B61-12 là chương gần đây nhất trong chuỗi lịch sử trải dài 50 năm gồm rất nhiều lần sửa đổi từ loại B61 ban đầu, với kỹ thuật phát triển lần đầu tiên được áp dụng vào năm 1963. Trong suốt nhiều thập niên, B61 là dự án chủ chốt của Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos ở New Mexico, tại đó các nhà thiết kế vũ khí đã phát triển ra 15 phiên bản khác nhau của bản gốc B61 ban đầu.
Các loại bom trong “họ” bom B61
Nước Mỹ dưới thời Chính quyền Obama đã phê chuẩn nâng cấp bom hạt nhân B61, dùng loại đuôi mới được lắp ráp và nó trở thành loại bom hạt nhân đầu tiên được dẫn đường. Nếu quá trình nâng cấp (lần sửa đổi thứ 12 của thiết kế B61 ban đầu) đi theo đúng kế hoạch đặt ra thì Không lực Mỹ sẽ có được loại vũ khí hạt nhân dẫn đường chính xác, năng suất thấp, mà họ đã cất công tìm kiếm lần đầu tiên trong thời thập niên 1990 bất chấp những lo lắng rằng nó sẽ làm tăng khả năng sử dụng.
Giá tổng thể cho loại vũ khí mới dự kiến sẽ tròm trèm 10 tỷ USD, và mỗi quả bom B61-12 ước tính sẽ có giá cao hơn khối lượng của nó nếu tính bằng vàng. Chính quyền Obama đã phê chuẩn việc nâng cấp bom hạt nhân B61, một trong những loại đầu đạn hạt nhân linh hoạt nhất và có nhiều nhất trong kho vũ khí của Mỹ.
Toàn cảnh phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos (New Mexico, Mỹ), nơi đã phát triển 15 phiên bản mới từ bản gốc bom hạt nhân B61 ban đầu. Ảnh nguồn: Mines Newsroom.
Loại bom hạt nhân mới có tên gọi B61-12, dùng một bộ đuôi mới và biến B61-4 thành bom hạt nhân dẫn đường. Bằng cách tăng cường độ chính xác của vũ khí, đầu đạn nặng 50 kiloton từ bom hạt nhân B61-4 có thể được sử dụng để kiểm soát mục tiêu theo cách mà ngày nay loại bom hạt nhân B61-7 được yêu cầu phải có năng suất cao hơn.
>> Xem thêm: 'Lỗ hổng' về phòng không của châu Âu
Trong số này, 6 phiên bản căn bản sau đó đã được sửa đổi thành 9 phiên bản (bao gồm 2 phương tiện tái nhập) với các đặc tính quân sự được cải tiến cùng những đặc điểm an ninh và an toàn. 4 phiên bản trong số đó đã bị hủy. Ngày hôm nay, 5 phiên bản B61 vẫn còn trong kho vũ khí, là các loại bom chiến thuật B61-3, -4, và -10; loại bom chiến lược B61-7; và sau cùng là bom xuyên đất chiến lược B61-11.
Chính quyền Mỹ đang có kế hoạch cho “nghỉ hưu” 3 loại bom trong số này và cải tạo bom hạt nhân B61-4 thành B61-12 nhằm phục vụ mọi nhiệm vụ ném bom trọng lực trong tương lai trên cả tiêm kích chiến lược và chiến thuật. Trong một thập kỷ rưỡi qua, hơn một nửa số bom B61 trong kho vũ khí đã được “nghỉ hưu”, với tổng số bom giảm dần từ mốc xấp xỉ 1.725 quả (năm 1998) xuống còn 820 quả (ngày nay).
Mức giảm đáng kể nhất là đối với loại bom hạt nhân B61 phi chiến lược (3, 4, 10), cụ thể là từ 1.200 quả giảm còn 500 quả. Trong cùng thời kỳ, số lượng bom hạt nhân B61 chiến lược (7 và 11) đã giảm từ 525 quả xuống còn 300 quả. Trong số 820 quả bom hạt nhân B61 còn lại, các học giả quốc phòng (tác giả bài viết này) ước tính rằng chỉ còn lại 300 quả đang được triển khai ở các căn cứ quân sự có máy bay hoạt động, bao gồm 184 quả bom hạt nhân B61 được triển khai ở châu Âu.
>> Xem thêm: Nhà báo người Mỹ nói về thất bại trong cuộc phản công của LLVT Ukraine
Lịch sử phát triển bom hạt nhân B61
Tháng Giêng năm 1963 tức chỉ một thời gian ngắn sau Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba (CMC), phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos được giao cột mốc Giai đoạn 3 (kỹ thuật phát triển) đối với bom hạt nhân B61, và một chuỗi các thí nghiệm trong lòng đất được tiến hành suốt 5 năm kế tiếp đó ngay tại Bãi thử Nevada nhằm xác nhận năng suất và thừa nhận những đặc điểm quân sự của loại vũ khí mới.
Một trong số nửa tá cuộc thử nghiệm liên quan đến B61 được tiến hành trong suốt năm 1966 bị nghi ngờ là đã bắn hết công suất. Cú bắn Halfbeak đã phát nổ vào ngày 30 tháng 6 năm 1963 và ước tính tương đương lượng nổ 350 kiloton. Quá trình thử nghiệm hạt nhân được thực hiện vào giữa thập niên 1970 nhằm hoàn thiện các phiên bản bom B61-3 và B61-4, chúng được sản xuất và dự trữ trong giai đoạn 1979–1990.
Bom hạt nhân B61 có thể được phân bổ dưới dạng rơi tự do hoặc bay chậm, một vụ nổ bề mặt khi rơi tự do, hoặc ở chế độ “hạ cánh” từ máy bay ở độ cao 15m. Phương pháp sau cùng yêu cầu quả bom “sống sót” khi tác động với mặt đất, điều này được thể hiện thông qua việc dùng một cái dù giúp làm chậm quá trình rơi của quả bom và đồng thời kiểm soát quỹ đạo của nó. Ban đầu người ta dùng một chiếc dù bằng nylon có đường kính 5m, sau đó các phiên bản sẽ nâng đường kính dù lên 7,3m, máng trượt nylon/Kevlar.
>> Xem thêm: Lính Ukraine kinh hoàng trước phương tiện chiến đấu của Nga
Theo thời gian, bom B61 đã được triển khai trên nhiều loại máy bay chiến thuật và chiến lược. Các phiên bản bom chiến lược được trang bị trên oanh tạc cơ B-52, oanh tạc cơ chiến lược tầm trung FB-111, oanh tạc cơ hạng nặng B-1, và oanh tạc cơ tàng hình chiến lược B-2. Oanh tạc cơ B-52 vẫn có khả năng được mang bom trọng lực, nhưng nó không được chỉ định cho bất kỳ kế hoạch chiến tranh nào.
Các phiên bản bom chiến thuật với những tùy chọn công suất thấp hơn đã được triển khai trên nhiều loại máy bay của Mỹ và NATO, bao gồm tiêm kích phản lực F-100, tiêm kích đánh chặn siêu thanh F-104, tiêm kích ném bom đa năng F-4, tiêm kích ném bom siêu thanh F-105, tiêm kích tấn công F-15E, chiến cơ phản lực đa nhiệm F-16, chiến cơ ném bom chiến lược tầm trung F-111, chiến cơ tàng hình F-117 và chiến cơ ném bom Tornado.
Hải quân và Thủy quân lục chiến Mỹ đã trang bị bom hạt nhân B61-2/5 trên cường kích ném bom A-4, cường kích A-6, cường kích hạng nhẹ cận âm A-7 và chiến cơ phản lực đa nhiệm F/A-18. Sau khi hải quân Mỹ lặng lẽ dừng các sứ mạng tấn công hạt nhân từ các tàu sân bay Mỹ vào đầu thập niên 1990, những quả bom đó được cho “hưu non” và tháo rời.
Bom hạt nhân B61 cũng là thiết kế căn bản cho 3 loại đầu đạn khác: đầu đạn tên lửa hành trình phóng từ biển W80-0, đầu đạn cho tên lửa hành trình phóng từ trên không W80-1, và Tên lửa hành trình tiên tiến; cũng như đầu đạn W85 áp dụng cho tên lửa Pershing II. Pershing II là một trong những loại tên lửa cuối cùng bị hủy bỏ theo Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Trong khi các loại tên lửa và bệ phóng đã bị phá hủy vào giữa năm 1991 theo sự kêu gọi của INF thì các loại đầu đạn vẫn được giữ lại, chuyển đổi, và buổi đầu đã đưa trở lại các căn cứ không quân ở châu Âu ngay đầu thập niên 1990. (Kể từ năm 2005, B61-10 đã được cất giữ trong kho vũ khí không hoạt động ở Mỹ). Đầu đạn W85 được thiết kế để dùng cho tên lửa Pershings là một biến thể gần giống với loại bom hạt nhân B61-4. Sau khi “gói vật lý” (phần ruột của chất nổ hạt nhân) được tháo ra, nó được đặt trong vỏ bom và tái thiết kế thành bom hạt nhân B61-10.
Mặc dù không bất hợp pháp về mặt kỹ thuật chiếu theo INF, nhưng việc chuyển đổi từ đầu đạn tên lửa sang bom hạt nhân đã vi phạm tinh thần của hiệp ước. Phiên bản chiến lược hiện tại của bom hạt nhân B61-7 dùng cho B-52 và B-2 là loại bom trọng lực năng suất biến đổi, và mô hình xuyên đất; bom B61-11 dùng cho B-2 có đương lượng nổ 400 kiloton. B61-7 được sản xuất giữa năm 1985 đến năm 1990.
Sau khi oanh tạc cơ tàng hình B-2 đi vào hoạt động trong kế hoạch chiến tranh hạt nhân vào tháng 10 năm 1997, B-2 được chỉ định trang bị bom hạt nhân B61-11, nhằm thay thế cho loại B53 cũ mèm. Với vỏ thép cứng và mũi hình nón (diền thêm 450 cân Anh (khoảng 204 kg) trọng lượng), bom B61-11 có thể xuyên thủng lớp đất đóng băng xuống độ sâu từ 3 đến 6 m. Xấp xỉ 50 quả bom B61-11 được sản xuất trong giai đoạn 1997–1998. Hai loại bom B61-7 và B61-11 được lưu trữ tại Căn cứ không quân Whiteman (tiểu bang Missouri) và Căn cứ không quân Kirtland (tiểu bang New Mexico).
Loại bom “hạ cánh” B61-7 cũng là cơ sở cho chương trình W61 hồi cuối thập niên 1980 và đầu thập niên 1990, một nỗ lực nhằm trang bị một tên lửa đạn đạo liên lục địa cỡ nhỏ (Midgetman) với đầu đạn xuyên đất chiến lược. Giấy phép kỹ thuật đã được cấp cho chương trình W61 vào năm 1990, và nó bị hủy bỏ chỉ 18 tháng sau đó khi chính quyền George H.W. Bush ngừng sản xuất Midgetman với lý do kết thúc chiến tranh lạnh. Những phiên bản chiến thuật hiện tại của B61 là 3, 4 và 10.
Xấp xỉ 180 quả bom loại B61-3 và B61-4 đã được triển khai trong các đơn vị của Không lực Mỹ tại 6 căn cứ trong 5 nước khối NATO (Bỉ, Đức, Italy, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ). Số bom còn lại được Mỹ cất giữ trong căn cứ không quân Kirtland (New Mexico). Bom B61 có điểm khác biệt là loại vũ khí hạt nhân duy nhất của Mỹ được triển khai bên ngoài lục địa Mỹ (không bao gồm đầu đạn tên lửa trên tàu ngầm hạt nhân tuần tra). Qủa bom nặng xấp xỉ 700 cân Anh (khoảng 317 kg). Phiên bản bom xuyên đất B61-11 có trọng lượng 450 cân Anh (204 kg).
Giải mật bom B61-12
Bom B61-12, một loại bom dẫn đường mới có khuynh hướng áp dụng cho mọi sứ mạng đánh bom trọng lực trong tương lai. Được quảng cáo đơn giản là sự mở rộng vòng đời của loại bom B61 hiện có, B61-12 được cải thiện độ chính xác để có thể đe dọa những mục tiêu giờ đang yêu cầu năng suất cao hơn. Bom hạt nhân B61-12 được đưa vào giai đoạn 3 (kỹ thuật) vào năm 2013, và đơn vị sản xuất đầu tiên được lên kế hoạch dự kiến là năm 2020.
Theo nguồn tin rò rỉ thì xấp xỉ 480 quả bom B61-12 được sản xuất vào giữa thập niên 2020. Tuy nhiên, chương trình B61-12 đã gây ra không ít tranh cãi do giá thành chế tạo quá cao. Năm 2010, ước tính giá thành chế tạo chúng là 4 tỷ USD, song theo ước tính của Cơ quan Quản lý hành chính an ninh hạt nhân quốc gia Mỹ (NNSA) thì giá thành chế tạo có thể chạm mốc 8 tỷ USD trong năm 2012, và Bộ Quốc phòng Mỹ đã đặt ra mức giá dự kiến 10,4 tỷ USD trong năm 2013.
Bộ đuôi dẫn đường mới của bom B61-12 sẽ ngốn thêm 1,8 tỷ USD và việc tích hợp nó trên 5 loại máy bay khác nhau cũng sẽ “ngoạm” thêm hàng trăm triệu đôla nữa. Chương trình B61-12 cho đến nay có lẽ là chương trình chế tạo bom hạt nhân tốn kém nhất trong lịch sử Mỹ. Mỗi quả bom B61-12 ước tính sẽ tốn tiền khủng nếu nó được làm bằng vàng khối.
Trong mẫu thiết kế mới B61-12, dù sẽ bị loại bỏ và thay vào đó vũ khí sẽ dùng bộ đuôi dẫn đường nhằm tăng cường độ an toàn cho máy bay. B61-12 sẽ có 2 khả năng cùng lúc là phát nổ trên không và trên mặt đất. Buổi ban đầu bom B61-12 được tích hợp trên các loại máy bay B-2, F-15E, F-16 và Tornado. Nhưng từ thập niên 2020, lần đầu tiên loại vũ khí này cũng được tích hợp trên tiêm kích F-35A (nhằm thay thế cho F-16) và sau đó là loại oanh tạc cơ tầm xa thế hệ kế tiếp LRS-B.
Mặc dù bom B61-12 sẽ có khả năng ngăn chặn các rủi ro cùng mục tiêu như loại bom trọng lực hiện có trong kho vũ khí Mỹ, nhưng nó làm điều đó với năng suất thấp hơn và do đó ít gây thiệt hại nặng cho mục tiêu bao gồm cả bụi phóng xạ. Hồi thập niên 1990, Quốc hội Mỹ đã bác yêu cầu của phía Không lực về những loại vũ khí hạt nhân dẫn đường chính xác, năng suất thấp do bởi quan điểm cho rằng những vũ khí như thế là hữu dụng hơn so với đầu đạn chiến lược kích cỡ lớn.
Với loại bom B61-12, sẽ có một số lựa chọn năng suất thấp, sau tất cả quân đội Mỹ dường như có được khả năng tấn công hạt nhân năng suất thấp dẫn đường. Ở châu Âu, tác động của bom B61-12 có lẽ còn sâu sắc hơn do bởi phiên bản B61 chiến lược, năng suất cao, hiện chưa được triển khai ở đây. Với độ chính xác cao và khả năng ứng phó kết hợp với oanh tạc cơ tàng hình F-35A trong tương lai, bom hạt nhân B61-12 sẽ đại diện cho sự tăng cường đáng kể vị thế hạt nhân của NATO ở châu Âu.
End of content
Không có tin nào tiếp theo