Quốc tế

Hồ sơ Interpol: Tình báo Anh bị nghi liên quan cái chết bí ẩn của kẻ thao túng Hoàng gia Nga

Tình báo Anh được cho là liên quan đến vụ ám sát một nhân vật bí ẩn từng thao túng gia đình Sa hoàng cuối cùng của nước Nga.

Hồ sơ Interpol: Nhiều phụ nữ trang điểm kiểu “bầm dập” kêu gọi chống bạo lực gia đình / Hồ sơ Interpol: Bi kịch của thiếu nữ sống trong hộp hình quan tài

Grigoriy Rasputin, gã thầy tu nổi tiếng và là nhân vật thân cận với Sa hoàng Nicholas II – Sa hoàngcuối cùng của gia tộc Romanov, đã bị sát hại vào ngày 17/12/1916. Cái chết của nhân vật này chứa đựng nhiều bí ẩn. Một câu hỏi đến nay vẫn chưa được sáng tỏ là liệu lực lượng tình báo Anh có nhúng tay vào vụ việc hay không?

Grigoriy Rasputin, gã thầy tu nổi tiếng và là nhân vật thân cận với Sa hoàng Nicholas II. Ảnh: Russia Beyond.

Grigoriy Rasputin, gã thầy tu nổi tiếng và là nhân vật thân cận với Sa hoàng Nicholas II. Ảnh: Russia Beyond.

Vào năm 2004, BBC phát sóng bộ phim tài liệu có tiêu đề: “Ai đã giết Rasputin? Âm mưu của người Anh”. Nội dung của bộ phim tài liệu cho thấy toàn bộ âm mưu sát hại Rasputin do Cơ quan tình báo bí mật Anh (MI6) lên kế hoạch và sỹ quan người Anh Oswald Rayner chính là người bắn phát súng cuối cùng vào đầu Rasputin. Liệu toàn bộ vụ việc có đúng như vậy?

Tại sao người Anh bị nghi ngờ?

Toàn bộ câu chuyện chỉ dựa trên hồi ký và sự chứng thực những người dân Anh, trước hết là ông George Buchanan, Đại sứ Anh tại Nga từ năm 1910 đến 1917. Phóng viên tờ BBC, ông Michael Smith viết rằng, người đứng đầu Cơ quan tình báo bí mật Anh Mansfield Cumming đã ra lệnh cho 3 điệp viên của cơ quan này ở lại Nga để loại bỏ Rasputin vào tháng 12/1916. Một trong số này là Oswald Rayner. Rayner là bạn thân của Felix Yusupov – người đàn ông giàu có nhất nước Nga thời đó và là chồng của Công chúa Irina, cháu gái duy nhất của Sa hoàng Nicholas II). Rayner đã có mặt tại St. Petersburg vào ngày xảy ra vụ sát hại và thậm chí đã thăm cung điện của Yusupov vào tối hôm đó. Tuy nhiên tất cả những chi tiết này không chứng minh được chính Rayner là người giết hại tu sỹ Rasputin.

Sau này tại Châu Âu, Rayner đã giúp Felix Yusupov dịch và chuyển thể cuốn sách đầu tiên về vụ ám sát Rasputin. Từng có đồn đoán rằng họ đã “chế” lại câu chuyện để phù hợp với nhu cầu của mình.

Giáo sư Keith Jefferythuộc Đại học Queen’s tại Belfast – người được phép tiếp cận không giới hạn toàn bộ kho tài liệu lịch sử còn sót lại của Cơ quan tình báo bí mật Anh cho biết, ông không tìm thấy bằng chứng nào để củng cố cho cáo buộc rằng MI6 đã tham gia vụ ám sát Rasputin vào năm 1916. “Nếu MI6 có một vai trò nào đó trong vụ sát hại Rasputin. Tôi chắc chắn sẽ tìm thấy một số dấu hiệu chứng tỏ điều đó”.

Rusputin là ai và tại sao nhiều kẻ lại muốn hắn chết?

Nhờ việc chữa trị bệnh cho Hoàng tử Alexei – người kế vị ngai vàng bằng liệu pháp thôi miên, Grigoriy Rasputinđã giành được sự tin tưởng của gia đình Sa Hoàng. Ông đã khống chế được căn bệnh mà các thái y của lẫn linh mục của Hoàng gia Nga lúc đó đều bó tay, điều này đã khiến họ ghen tị. Tuy nhiên Rusputin còn có những kẻ thù mạnh hơn.

Sau giai đoạn từ năm 1905 đến 1906, Rasputin dừng như đã hiểu được quyền lực của mình và bắt đầu giảng đạo. Ông nói rằng thời kỳ cuối cùng của Sa hoàng đang đến, triều đại Romanov sẽ tồn tại và hưng thịnh chỉ khi ông còn sống. Gã tu sỹ này cũng đưa ra những dự đoán hoang đường, chẳng hạn như “những con kiến khổng lồ sẽ phá hủy toàn bộ vương quốc và các thành phố, những con bướm sẽ biến thành diều hâu và những con ong sẽ bò giống như loài rắn”.

Nhờ vào khả năng chữa bệnh và thôi miên của mình, Rasputin đã gây được ảnh hưởng mạnh mẽ đối với Nữ hoàng Alexandra Feodorovna và sau đó là Sa hoàng. Năm 1911, nhà thờ Chính thống giáo của Nga đã công khai chỉ trích Rasputin và Bộ Nội vụ đã ra lệnh giám sát gã tu sỹ này. Không một ai, đặc biệt là các quan chức cao nhất của Nga thời bấy giờ muốn chấp nhận sự thật rằng một kẻ lừa đảo đang điều khiển nền chính trị của đất nước.

Từng có tin đồn (đến nay vẫn chưa được chứng minh) rằng vào năm 1912, Rasputin đã thuyết phục Sa hoàng Nicholas II không tham gia cuộc chiến Balkan, do đó dẫn đến việc Nga trì hoãn tham gia Thế chiến thứ 1 trong hai năm. Năm 1914, Rasputin vẫn không đồng ý với quyết định đưa nước Nga tham chiến, cho rằng điều này sẽ khiến đất nước gặp họa lớn.

Các hành động của Rasputin đã khiến những đồng minh của Nga chú ý, đặc biệt là Anh – quốc gia vốn có mối quan tâm đặc biệt đến việc Nga bước vào cuộc chiến chống lại Đức. Bởi nếu Nga không tham gia cuộc chiến này, Anh sẽ là nơi gánh chịu phần lớn hỏa lực của Đức.

Ai lên kế hoạch giết Rasputin?

Có rất nhiều sự ghi chép khác nhau về ngày xảy ra vụ sát hại tu sỹ Rasputin và rất nhiều nhân vật liên quan đến vụ việc. Cho đến nay, hầu hết các nhà sử học Nga đều nhất trí cho rằng, âm mưu ám sát này do Hoàng tử Felix Yusupov cùng với Vladimir Purishkevich (một chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc cực hữu) và Đại công tước Dmitri Pavlovich (anh họ của Sa hoàng) vạch ra. Những nhân vật này gần như chắc chắn có mặt tại hiện trường vụ án. Cũng có khả năng có thêm hai nhât vật khác liên đới, gồm bác sỹ Tanislav Lazovert (người được cho là chịu trách nhiệm về vụ đầu độc) và Trung úy Serge Sukhotin.

Kế hoạch được thực hiện như thế nào?

Có nhiều câu hỏi hơn câu trả lời về vụ ám sát Rasputin. Chẳng hạn, Felix Yusupov đã thay đổi các tuyên bố của ông tới 5 lần vào đêm xảy ra vụ ám sát. Ngoài ra, cũng không có các báo cáo pháp y ban đầu của cảnh sát.

tinh bao anh bi nghi lien quan cai chet bi an cua ke thao tung hoang gia nga hinh 2
Hoàng tử Felix Yusupov. Ảnh: Russia Beyond.

Dựa trên các thông tin thu thập được, các nhà phân tích đã đưa ra một số giả định như sau. Felix Yusupov đã sử dụng danh tiếng và địa vị của ông, mời Rasputin đến thăm cung điện riêng trên sông Moyka, để gặp gỡ một số phụ nữ mà Rasputin quan tâm. Tại đây, Rasputin được mời ăn bánh và uống rượu tẩm chất độc cyanide, tuy nhiên gã tu sỹ này vẫn bình thản như không. “Tôi chứng kiến vụ việc với sự khiếp đảm”, Yusupov nhớ lại. “Chất độc đáng lẽ ra đã phát tác ngay lập tức nhưng tôi vô cùng ngạc nhiên vì Rasputin vẫn tiếp tục nói như không có chuyện gì xảy ra”.

Yusupov rời đi một lúc và quay trở lại với khẩu súng trên tay. Ông đã bắn Rasputin, nhưng khoảng 1 lúc sau, gã tu sỹ bật dậy và tấn công lại Yusupov. Sau đó, một số người khác đi vào và bắn Rasputin thêm một vài phát khác. Rasputin đã nhanh chóng trốn ra sân nhưng bị truy đuổi và bị bắn gục hẳn. Tiếp đến, những đối tượng thực hiện âm mưu sát hại đã buộc và ném xác của Rusputin xuống sông. Thi thể của gã thầy tu này được tìm thấy vào ngày hôm sau.

Nhiều tình tiết bí ẩn

Các chuyên gia pháp y đã phát hiện 3 vết thương trên thi thể Rasputin: ở gan, ở thận và ở đầu. Tất cả đều là những vết thương chí mạng. Vì thế không rõ gã tu sỹ này đã bị giết chính xác vào thời điểm nào và do ai gây ra, và cũng không có khả năng ông ta có thể chạy trốn được vì một người bình thường sẽ chết trong vòng 20 phút sau khi bị một vết thương sâu ở gan.

Thi thể của Rasputin bị phát hiện không có áo khoác và cũng không bị buộc chặt, khác với những gì các đối tượng ám sát tiết lộ. Điều đáng ngạc nhiên hơn là không tìm thấy mẫu chất độc cyanide trong dạ dày của Rasputin. Có những ghi chép cho rằng, bác sỹ Lazovert, người chịu trách nhiệm thực hiện vụ đầu độc đã không làm điều này. Ngoài ra còn có phiên bản khác cho biết, không có bánh hoặc rượu nhiễm độc và tất cả chi tiết này là do Yusupov bịa ra vì một lý do đặc biệt nào đó.

 

Hoàng tử Yusupovvà các trợ lý của ông hiểu rằng, vụ ám sát Rasputin chắc chắn sẽ gây chấn động đối với gia đình Sa hoàng, những người từng tin vào “sức mạnh siêu nhiên”của Rasputin. Vì thế để chứng minh gã tu sỹ này là một kẻ dị giáo, Yusupov đã dựng nên câu chuyện rằng, thậm chí ngay cả khi chất độc không thể giết chết Rasputin thì khả năng “sống sót” sau khi bị đầu độc chỉ xảy ra với những “thầy phù thủy” và nhà thờ Chính thống giáo không chấp nhận những kẻ như vậy. Yusupov có lẽ muốn chứng minh rằng Rasputin không phải là một “người thánh thiện” mà thực tế hoàn toàn trái ngược.

tinh bao anh bi nghi lien quan cai chet bi an cua ke thao tung hoang gia nga hinh 3
Thi thể của Rasputin. Ảnh: Russia Beyond.

Vụ giết người có được điều tra?

Ngay sau khi biết tin về vụ sát hại Rasputin, Nữ hoàng Alexandra đã yêu cầu xử tử những đối tượng thực hiện hành vi này. Tuy nhiên, Sa hoàng lại ra quyết định khác: Đại công tước Dmitry được phái đi phục vụ trong quân đội Iran còn Felix Yusupov thì bị lưu đày tại một trong những vùng đất do ông sở hữu. Cuộc điều tra chỉ kéo dài 2 tháng cho đến khi Sa hoàng Nicholas II thoái vị. Sau đó, người đứng đầu Chính phủ lâm thời Alexander Kerensky, đã ra lệnh chấm dứt cuộc điều tra.

Theo Hồng Anh/VOV
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm