Hỏa lực xe tăng T-62 và T-54/55 Việt Nam khác nhau ra sao?
Xe tăng T-62 được coi là loại xe tăng đầu tiên trên thế giới được trang bị pháo nòng trơn và khẩu pháo trên xe tăng này tỏ ra vượt trội hơn nhiều so với khẩu pháo được trang bị trên chiếc T-54/55.
Tường tận hệ thống giáp trụ mới trên xe tăng T-54M Việt Nam / Nhận "hung thần" Apache Mỹ, Ấn Độ thẳng tay loại bỏ "xe tăng bay" Mi-35 Nga
Đầu tiên cần phải nhắc tới thiết kế bọng hút khói. Trên xe tăng T54/55 không có thiết kế này, điều này khiến cho khói súng và muội sau mỗi phát khai hỏa xe tăng sẽ bị đẩy ngược vào trong ảnh hưởng trực tiếp tới kíp lái. Nguồn ảnh: Tube.
Với xe tăng chủ lực T-62, họng hút khói được bố trí ở khu vực đầu nòng pháo giúp cho khói và muội sau mỗi lần khai hỏa được đẩy ra ở phần đầu nòng. Ngoài ra, T-62 còn có hệ thống đẩy vỏ đạn ra ngoài sau mỗi lần bắn. Nguồn ảnh: Flickr.
Tốc độ bắn cũng là yếu tố được cải tiến rất nhiều, ở xe tăng T-54/55, khẩu pháo DT-10 chỉ có tốc độ bắn tối đa vào khoảng 6 viên mỗi phút trong khi đó với khẩu pháo U-5TS của T-62, tốc độ bắn tối đa được mở rộng lên tới 10 viên. Nguồn ảnh: Dulichvietnam.
Về cơ bản, hỏa lực của xe tăng T-62 được đánh giá là hỏa lực xe tăng uy lực nhất thế giới khi nó được ra đời, kèm theo đó là khả năng phóng tên lửa từ nòng với ít nhất ba loại tên lửa với tầm bắn tối đa lên tới 6000 mét được thiết kế cho khẩu pháo 115mm của nó. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngược lại, các phiên bản T-54/55 ra đời trước đó hoàn toàn không có khả năng phóng tên lửa đầu nòng mà chỉ dựa hoàn toàn vào hỏa lực đạn pháo. Nguồn ảnh: Tankbeingtank.
Hệ thống ổn định hai trục được trang bị trên xe tăng T-62 còn cho phép nó vừa di chuyển vừa bắn với hiệu quả tiêu diệt mục tiêu cực tốt. Theo tính toán, T-62 có 70% khả năng bắn trúng mục tiêu ngay từ phát bắn đầu tiên khi di chuyển với tốc độ 40 km/h. Nguồn ảnh: Pinterest.
Mặc dù vậy, giống với nhiều loại xe tăng Liên Xô khác bản thân T-62 cũng có rất nhiều điểm yếu chết người, trong số đó có không ít điểm yếu đã xuất hiện từ thời T-54/55 nhưng vẫn không được thay đổi. Nguồn ảnh: TL.
Theo đó, điểm yếu lớn nhất của T-62 đó là nó có khoang lái quá chật chội, đặc biệt là với thể hình cao lớn của người Nga trong quá khứ. Sở dĩ T-62 giống với T-54/55 ở điểm này là do cả hai xe tăng đều có thiết kế vát cạnh với độ nghiêng lớn, tháp pháo bo tròn để tăng hiệu quả chống đạn chống tăng. Tuy nhiên thiết kế này lại gián tiếp gây ra vấn đề chật chội bên trong thân xe tăng. Nguồn ảnh: Pinterest.
Ngoài ra, hệ thống tự hất vỏ đạn ra khỏi xe tăng T-62 dù được đánh giá là khá vượt thời đại nhưng thực tế lại dễ làm kíp lái bên trong xe bị tổn thương, đặc biệt là ở vị trí bên trong tháp pháo. Nguồn ảnh: Tube.
Hiện tại, trong biên chế của Quân đội Nhân dân Việt Nam còn có khoảng 200 xe tăng T-62, phần lớn số xe tăng này đang được lưu kho và rất có khả năng trong tương lai sau khi những xe tăng T-54/55 được nâng cấp hết, các xe tăng T-62 cũng sẽ được nâng cấp để phù hợp với yêu cầu của chiến trường hiện đại. Nguồn ảnh: Pinterest.
Theo Tuấn Anh/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Đầu tiên, một điểm khác biệt căn bản giữa hai khẩu pháo này đó là cỡ nòng. Trong khi khẩu pháo của xe tăng T-62 là loại pháo nòng trơn cỡ 115mm thì khẩu pháo chính của xe tăng T-54/55 là pháo có rãnh xoắn cỡ nòng 100mm. Ngoài những khác biệt về cỡ nòng, khẩu pháo của T-62 còn có thiết kế vượt trội, khắc phục được nhiều nhược điểm của khẩu pháo chính trên xe tăng T-54/55. Nguồn ảnh: Pinterest.