Bất ngờ lớn trước quy mô "nghĩa địa xe tăng" của Quân đội Mỹ
Quá sức tưởng tượng: Thái Lan chế tạo thành công xe thiết giáp / Việt Nam đưa pháo phản lực phóng loạt lên xe bánh xích M548?
Căn cứ này mang tên gọi Sierra Army Depot thành lập năm 1942 tại khu vực thung lũng của dãy núi Sierra Nevada, nơi đây vốn là một kho lưu trữ được xây dựng từ thời thế chiến thứ hai nằm sâu trong nội địa để tránh đòn tấn công của phe phát xít.
Tuy nhiên sau thời gian dài, mục đích sử dụng của chúng đã khác biệt hẳn so với ban đầu, với đặc thù của khí hậu khô tại đây mà cơ sở này trở thành nơi lưu trữ các phương tiện, khí tài tăng thiết giáp dư thừa của Quân đội Mỹ.
Ước tính tại đây có tới hơn 2.000 xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams cùng hàng ngàn xe thiết giáp chở quân, xe chiến đấu bộ binh, xe tải bọc thép đủ các thế hệ, từ những loại ra đời cách đây hàng chục năm cho tới rất hiện đại.
Hơn 2.000 xe tăng chiến đấu chủ lực M1 Abrams đang được bảo quản tại căn cứ Sierra Army Depot. Ảnh: War History Online.
Kết thúc kỷ nguyên chiến tranh Lạnh, cũng tương tự như Liên Xô và khối Warsaw, Mỹ cũng bị dư thừa số lượng lớn vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự. Giải pháp tối ưu là đưa chúng vào diện bảo quản để tái sử dụng khi cần thiết.
Thực tế cho thấy phần lớn số xe tăng M1 Abrams được Mỹ đại tu và đưa tới các chiến trường có xuất xứ từ đây, thậm chí cả những chiếc chiến xa mới bán cho quân đội các nước đồng minh vì từ lâu dây chuyền lắp ráp loại MBT này đã ngừng hoạt động.
Dựa trên những thông tin được cung cấp, quan niệm cho rằng xe tăng M1 Abrams bán cho nước ngoài bị cắt giảm tính năng của lớp giáp so với xe dùng trong Quân đội Mỹ là ít có cơ sở vì việc lắp loại giáp mới yêu cầu phải dỡ bỏ lớp giáp cũ, đây là công việc cực kỳ tốn kém.
Số lượng khổng lồ các xe thiết giáp chống mìn, xe vận tải đa dụng được đưa từ chiến trường Trung Đông về đây bảo quản. Ảnh: War History Online.
Nếu so sánh về quy mô thì số xe tăng thiết giáp Mỹ tại căn cứ Sierra Army Depot thậm chí còn lớn hơn cả số lượng xe tăng mà Ukraine đang lưu trữ tại Nhà máy Malyshev ở thành phố Kharkov.
Xét về số lượng là vậy còn chất lượng thì nghĩa địa xe tăng Mỹ lại tỏ ra vượt trội nhiều lần vì đa phần chúng chỉ mới được sản xuất trong thời gian gần đây, trong khi tại Kharkov chủ yếu phương tiện có tuổi đời đến cả nửa thế kỷ.
Quan trọng hơn nữa, việc phục hồi số lượng tăng thiết giáp của Mỹ là rất nhanh chóng vì tình trạng kỹ thuật của chúng tương đối tốt, đây mới thực sự là "nguồn tài nguyên" đang chờ được khai thác.
End of content
Không có tin nào tiếp theo