Hơn 839 nghìn người tử vong vì COVID-19 trên toàn cầu
Ukraine hiện đại hóa các tổ hợp Kolchuga cho Quân đội Azerbaijan / Bộ đôi Đô đốc Gorshkov - Zircon có kín kẽ?
Riêng nước Mỹ đã có hơn 6 triệu ca mắc COVID-19, tiếp theo là Brazil 3,7 triệu ca và Ấn Độ là hơn 3,3 triệu ca mắc.
Theo số liệu mới nhất cập nhật sáng 29/8 (giờ Việt Nam), trong 24 giờ qua, Pháp tiếp tục ghi nhận thêm hơn 7.300 ca nhiễm mới, nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 tại nước này lên 267.077 người, trong đó 30.596 người đã tử vong. Số bệnh nhiễm mới tại các nước châu Âu khác cũng tăng đáng kể, trong đó phải kể tới Nga (4.800 ca), Tây Ban Nha (3.800 ca). Các nước châu Âu khác như Đức, Italy và Anh – mỗi nước hơn 1.000 bệnh nhân nhiễm mới.
Tại châu Á, trong 24 giờ qua, số bệnh nhân COVID-19 tại Ấn Độ tăng thêm 76.600 người lên hơn 3,4 triệu người, trong đó hơn 62.000 người đã tử vong. Các nước Philippines và Indonesia cũng có thêm lần lượt 3.900 và 3.000 bệnh nhân nhiễm mới.
Người dân Mỹ đã cẩn trọng hơn khi COVID-19 bùng phát. Nguồn: AP
Tại châu Mỹ, hai nước Mỹ, Brazil tiếp tục là điểm nóng dịch bệnh của khu vực và thế giới khi ghi nhận khoảng 48.000 ca nhiễm mới ở mỗi nước. Bệnh nhân COVID-19 tại Mỹ hiện là hơn 6 triệu người, trong khi Brazil là khoảng 3,8 triệu người. Argentina và Colombia cũng ghi nhận lần lượt thêm 11.000 và 8.000 bệnh nhân COVID-19.
Trong khi đó, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi) cho biết số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 ở châu lục này đã lên tới 1.220.511 người, trong đó có hơn 28.850 người đã tử vong. Mặc dù dịch bệnh vẫn đang lây lan nhanh ở một số nước trong khu vực nhưng nhìn chung đã có dấu hiệu suy giảm. 5 nước có số ca mắc nhiều nhất là Nam Phi (620.132 ca), Ai Cập (98.062 ca), Morocco (57.085 ca), Nigeria (53.317 ca) và Ethiopia (48.140 ca). Tổng số ca mắc ở 5 nước này chiếm khoảng 72% tổng số ca trên toàn châu lục.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều nước đã siết chặt các biện pháp phòng ngừa.
Hungary thông báo đóng cửa biên giới từ ngày 1/9. Chánh văn phòng Nội các của Thủ tướng Hungary Viktor Orban, ông Gergely Gulyas nêu rõ: "Từ ngày 1/9, công dân nước ngoài sẽ không được phép nhập cảnh vào lãnh thổ Hungary. Các công dân Hungary trở về từ nước ngoài sẽ phải cách ly 14 ngày hoặc phải trình 2 lần xét nghiệm âm tính (với virus SARS-CoV-2)".
Nhân viên y tế tiến hành xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại 1 cơ sở được dựng tạm thời ở chợ Namdaemun, Seoul, Hàn Quốc hôm 10/8. Ảnh: Yonhap
Trong khi đó, Malaysia gia hạn lệnh kiểm soát di chuyển đến hết năm. Theo thông báo mới nhất của Thủ tướng Muhyiddin Yassin, Lệnh Kiểm soát di chuyển giai đoạn hồi phục (RMCO) đang được áp dụng tại nước này để phòng chống dịch COVID-19 sẽ được kéo dài đến hết năm nay. Ngoài ra, trong thời gian tới, Chính phủ Malaysiasẽ áp dụng các quy định khắt khe hơn về phòng chống dịch tại một số địa phương. Để tăng tính răn đe đối với những người vi phạm quy định về phòng chống dịch, người đứng đầu Chính phủ Malaysia cho hay ông đã nhất trí với đề xuất của Bộ Y tế nước này về việc tăng mức tiền phạt ít nhất từ 2- 3 lần so với mức 1.000 ringgit (240 USD) hiện nay.
Canada gia hạn lệnh cấm người nước ngoài nhập cảnh. Theo thông báo mới nhất của chính phủ, Canada tiếp tục gia hạn lệnh cấm phần lớn công dân nước ngoài nhập cảnh tới cuối tháng 9. Các công dân Canada và người đã có thẻ cư trú lâu dài từ nước ngoài trở về phải tuân thủ các lệnh cách ly. Lệnh cấm này đã có hiệu lực từ tháng 3 vừa qua.
Lực lượng chức năng Nam Phi kiểm tra phương tiện giao thông trong thời gian áp dụng lệnh phong tỏa. Ảnh: TTXVN
Với 33 triệu dân, hiện Peru đã dẫn đầu thế giới về tỷ người người chết do COVOD-19 tính trên dân số. Theo dữ liệu của Đại Học Mỹ Johns Hopkins, tỷ lệ tử vong trên mỗi 100.000 dân của Peru tính đến ngày 27/8 đã tăng lên mức 86,2 người, vượt qua Bỉ (có tỷ lệ 85 ca tử vong/100.000 dân). Peru đứng thứ hai ở khu vực Mỹ Latin về số ca nhiễm, sau Brazil và thứ ba về số ca tử vong, sau Brazil và Mexico.
Trong khi đó, Ai Cập có động thái nới lỏng quy định đối với người nhập cảnh. Thông báo ngày 28/8, Chính phủ Ai Cập cho biết nước này sẽ nới lỏng quy định về xét nghiệm PCR đối với người nhập cảnh từ ngày 1/9 tới. Cụ thể từ tháng tới, tất cả du khách nhập cảnh Ai Cập vẫn phải có giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm PCR âm tính với virus SARS-CoV-2 nhưng thời gian được mở rộng lên thành 72 giờ trước thời điểm nhập cảnh, thay vì là 48 giờ như quy định trước đây. Trẻ em dưới 6 tuổi dù thuộc quốc tịch nào cũng được miễn quy định này.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
Tổng thống Donald Trump đe dọa trừng phạt nước Nga nếu Tổng thống Putin không đồng ý việc này