Phòng thủ Mỹ rất mạnh khi thử nghiệm
Mỹ giật mình khi biên đội tàu chiến Nga áp sát biên giới / Nga kéo dài đường băng của sân bay quân sự tại Bắc Cực
Vụ đánh chặn được thực hiện trong khuôn khổ cuộc diễn tập được phòng thủ Mỹ thực hiện ở bãi tập White Sands thuộc New Mexico. "Hệ thống Patriot của chúng tôi đã phóng 2 đạn đánh chặn và diệt thành công 2 mục tiêu giả định là tên lửa hành trình.
Để có năng lực ấn tượng như vậy, Patriot nhận được sự hỗ trợ đắc lực nhiều hệ thống cảm biến mới và những hệ thống điều khiển mới để phát hiện, bắt và bám mục tiêu tốt hơn", Tướng John Murray thuộc Bộ Tư lệnh Tương lai của Mỹ cho biết sau cuộc thử nghiệm.
Hệ thống Patriot. |
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Mỹ tuyên bố thử nghiệm thành công Patriot phiên bản nâng cấp để đối phó với tên lửa hành trình. Tuy nhiên, chính giới quân sự nước này thừa nhận, dù hầu hết hệ thống đánh chặn của Mỹ đều rất chính xác khi thử nghiệm nhưng đối với hiệu quả với đòn tấn công từ tên lửa hành trình hiện vẫn là thách thức lớn.
Thừa nhận nằm trong bản báo cáo của Trung tâm đánh giá chiến lược và ngân sách của Mỹ: "Trong vòng hầu hết thời kỳ hậu chiến tranh lạnh, Bộ Quốc phòng Mỹ đã tập trung vào việc triển khai vũ khí để chặn các tên lửa đạn đạo.
Trong khi đó, những đối thủ lớn là Nga và Trung Quốc đang tích cực phát triển tên lửa hành trình mới - những vũ khí có thể dễ dàng xuyên thủng hệ thóng phòng thủ rất mong manh của Mỹ".
Trong khi đó, người đứng đầu Bộ Chỉ huy không gian Bắc Mỹ (NORAD), bà Lori Robinson cũng lo ngại khi cho rằng: "Nga đã ưu tiên phát triển các tên lửa hành trình tiên tiến có khả năng đe doạ các mục tiêu ở Bắc Mỹ mà trước đây chưa từng thấy".
Dù khả năng Nga dùng tên lửa hành trình tấn công Mỹ đang ở mức thấp nhưng Lầu Năm Góc vẫn cần phải đầu tư vào các bộ cảm biến tiên tiến và hệ thống vũ khí phòng thủ nếu muốn bảo vệ "những tài sản quan trọng" của mình.
Những tên lửa này có thể được phóng đi từ cả máy bay ném bom, tàu ngầm và tàu chiến. Loại vũ khí này tạo lợi thế quân sự cho Moskva trước Bắc Mỹ mà không cần đến sức mạnh vũ khí hạt nhân.
"Nếu xu thế này tiếp diễn, NORAD sẽ đối mặt với nguy cơ không thể bảo vệ Bắc Mỹ trước các mối đe dọa tên lửa hành trình, trên không và trên biển từ Nga.
Hiện nay đó là không chắc rằng Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ sẽ có đủ kinh nghiệm và kinh phí để phát triển hệ thống của hệ thống đáng tin cậy để bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng trong các cơ sở quân sự của Mỹ trong tương lai", vị lãnh đạo này thừa nhận.
Lo ngại của những quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ là hoàn toàn có căn cứ bởi hiện nay dù đầu từ rất nhiều cho phòng thủ đạn đạo nhưng lá chắn phòng thủ Mỹ hiện được xác định chỉ có thể đánh chặn được những mục tiêu bay với tốc độ tối đa Mach 3,5 trở xuống.
Trong khi diễn biến thực tế cho thấy, Nga đã thử nghiệm thành công một số loại tên lửa siêu thanh có tốc độ Mach 10 hoặc nhanh hơn và Trung Quốc cũng tuyên bố đã có những cuộc thử nghiệm tương tự.
Bà Lori Robinson thừa nhận, phòng thủ Mỹ hiện đang ở trong tình trạng đánh chặn đạn đạo bay với mục tiêu siêu thanh chưa hoàn thiện trong khi đối phó với với tên lửa hành trình mới chưa thể.
Rõ ràng đây là lỗ hổng lớn trong toàn bộ hệ thống phòng thủ của Mỹ và nó có thể khiến nước này phải trả giá nếu xảy ra xung đột.
Lo ngại của những quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ là hoàn toàn có căn cứ sau khi Nga hé lộ việc mình đang hoàn thành giai đoạn thử nghiệm cuối cùng đối với loại tên lửa hành trình thế hệ mới cực kỳ nguy hiểm.
Hồi cuối năm 2018, những cuộc thử nghiệm cuối cùng về loại tên lửa mới nhất này do Văn phòng Thiết kế tên lửa NPO Mashinostroyenia - một chi nhánh của Công ty Tên lửa Chiến thuật của Nga phát triển, đã được thực hiện.
Ông Alexander Leonov, người đứng đầu NPO Mashinostroyenia cho biết loại tên lửa mới này được thiết kế cho cả 3 phiên bản trên không, trên bộ và trên biển. Hiện vẫn chưa rõ về tên, chỉ số cũng như bất kỳ đặc điểm kỹ, chiến thuật hay công nghệ nào của loại tên lửa mới này.
Nhằm cải thiện khả năng đối phó với sự nguy hiểm ngày càng tăng đến từ tên lửa hành trình, Bộ Quốc phòng Mỹ và nhà thầu Raytheon đã hợp tác phát triển một hệ thống đánh chặn mới nhằm tìm cách vô hiệu đòn tấn công từ loại vũ khí này.
Vũ khí mới được định danh là MAD-FIRES được thiết kế để đối phó với những mối đe dọa gồm tên lửa hành trình, tên lửa chống hạm, chiến đấu cơ, máy bay không người lái cùng nhiều mục tiêu tấn công đường không khác.
Cùng với tuyên bố phát triển vũ khí mới, Mỹ đã cho công bố video mô phỏng đánh chặn loạt tên lửa hành trình từ máy bay, tàu chiến và tàu ngầm đối phương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025