Hơn 92 triệu ca nhiễm COVID-19 trên thế giới, Đức đang ở giai đoạn khó khăn nhất của đại dịch
Nga sẽ làm gì khi Mỹ bố trí tên lửa đạn đạo tầm trung ở Alaska? / 'Mổ xẻ' xe tăng Type 99 của quân đội Trung Quốc: Tốt nhưng quá đắt
Điều trị cho người bệnh COVID-19 tại Bệnh viện North Memorial Health tại Mỹ. Ảnh: AP.
Tại châu Âu, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn nhận định nước này đang trải qua một trong những giai đoạn khó khăn nhất của đại dịch COVID-19 khi số ca nhiễm và tử vong mới vẫn ở mức quá cao. Dịch bệnh phức tạp khiến chính quyền thủ đô Berlin đã ban hành lệnh cấm rời khỏi nơi cư trú quá 15km do chỉ số lây nhiễm trong 7 ngày ở Berlin đã vượt 200 ca nhiễm mới/100.000 dân. Đức hiện ghi nhận tổng số 1.961.520 ca nhiễm, trong đó 43.431 ca tử vong do COVID-19.
Tuy nhiên, quốc gia chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất vẫn là Mỹ với tổng số 23,3 triệu ca nhiễm, trong đó hơn 390.000 ca tử vong sau khi ghi nhận số tử vong trong một ngày cao chưa từng thấy.
Theo số liệu thống kê của trường Đại học Johns Hopkins, Mỹ đã ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 trong một ngày cao nhất từ trước đến nay với 4.470 ca. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát, số ca tử vong trong vòng một ngày ở nước này vượt ngưỡng 4.000 ca. Cũng trong 24 giờ qua, Mỹ có thêm 235.000 ca nhiễm mới.
Người dân Hàn Quốc xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 ở một điểm xét nghiệm tạm thời phía trước một nhà ga tại Seoul. Ảnh: Reuters
Tiếp theo trong danh sách các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch COVID-19 là Ấn Độ với hơn 151.000 ca tử vong trong số hơn 10,4 triệu ca bệnh. Brazil đứng thứ ba với hơn 204.000 ca tử vong trong số hơn 8,1 triệu bệnh nhân.
Tại châu Á, tình hình dịch bệnh tại Hàn Quốc đã cải thiện rõ rệt trong bối cảnh số ca mắc mới ở nước này duy trì quanh mức 500 ca trong ngày thứ hai liên tiếp (13/2). Theo Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), nước này ghi nhận thêm 562 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, trong đó có 536 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc tại đây lên 70.212 ca. Số ca tử vong tại Hàn Quốc tăng thêm 20 ca, lên 1.185 ca.
Tại Nhật Bản, ngày 13/1, Thủ tướng Suga Yoshihide đã quyết định mở rộng phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp vì dịch COVID-19 đối với thêm 7 tỉnh, gồm tỉnh Aichi, Tochigi và Gifu ở miền Trung, Osaka, Hyogo và Kyoto ở phía Tây, và Fukuoka ở phía Nam. Quyết định này được đưa ra trong bối cảnh dịch COVID-19 đã lan rộng khắp cả nước và số người nhiễm virus SARS-CoV-2 ở nước này đã vượt ngưỡng 300.000 ca.
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ở huyện Yuhua, Thạch Gia Trang, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã
Trung Quốc và Thái Lan cũng kêu gọi người dân tăng cường phòng, chống dịch. Cơ quan hàng không dân dụng Trung Quốc (CAAC) thông báo đình chỉ chuyến bay của hãng hàng không Air China và chuyến bay của hãng hàng không Pakistan International Airlines sau khi một số hành khách trên các chuyến bay gần đây của hai hãng này dương tính với virus SARS-CoV-2. Quyết định này có hiệu lực trong vòng 2 tuần, bắt đầu từ ngày 18/1.
Cùng ngày, Indonesia thông báo ghi nhận 11.278 ca mắc mới và 306 ca tử vong, mức cao nhất kể từ khi dịch bùng phát. Như vậy, cho tới nay, Indonesia đã có 858.043 ca mắc và 24.951 trường hợp tử vong.
Malaysia ngày 13/1 cũng cho biết buộc phải tái ban bố Lệnh hạn chế di chuyển (MCO) từ ngày 13-26/1 tại nhiều địa phương do Lệnh hạn chế di chuyển có điều kiện (CMCO) không thể mang lại hiệu quả mong muốn. Malaysia cùng ngày ghi nhận 2.985 ca nhiễm mới, trong đó 2 ca nhập cảnh, còn lại là lây nhiễm cộng đồng, nâng tổng số ca bệnh tại nước này lên 144.518 ca.
Biển báo yêu cầu người dân đeo khẩu trang phòng dịch trên đường phố Frankfurt, Đức. Ảnh: Reuters.
Tại khu vực Trung Đông, số ca mắc COVID-19 trong ngày tại Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã lần đầu tiên vượt ngưỡng 3.000 ca/ngày trong tuần này. Bộ Y tế UAE tối 12/1 thông báo nước này đã ghi nhận 3.243 ca mắc mới. Đây là mức cao nhất trong vùng Vịnh khi mà 5 quốc gia khác cùng khu vực này chỉ ghi nhận dưới ngưỡng 500 ca/ngày.
Tại châu Phi, Bộ trưởng Y tế Tunisia Faouzi Mehdi thông báo chính phủ nước này quyết định áp dụng phong tỏa trên quy mô toàn quốc trong thời gian 4 ngày, từ ngày 14-17/1, cùng với lệnh giới nghiêm từ 16h chiều hôm trước đến 6h giờ sáng hôm sau để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19. Tổng thống Malawi Lazarus Chakwera cũng tuyên bố tình trạng thảm họa quốc gia tại tất cả 28 huyện của nước này khi dịch bệnh COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 50 người và khiến hơn 2.000 người mắc bệnh.
Tại Lebanon, giới chức nước này cho biết đã ghi nhận 76 trường hợp tử vong do COVID-19 trong 24 giờ qua - mức cao nhất kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại quốc gia châu Phi này, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 1.705 người. Ngoài ra, danh sách bệnh nhân COVID-19 của Lebanon cũng đã tăng thêm 4.557 trường hợp, lên 226.948 ca.
End of content
Không có tin nào tiếp theo