Hungary ra tối hậu thư cho Ukraine về việc cung cấp vũ khí
Ukraine hé lộ số phận phương Tây sau xung đột / Làn sóng phản công thứ 3 của Ukraine đã khởi động trước hội nghị thượng đỉnh NATO
"Chúng tôi tiếp tục yêu cầu chính quyền Ukraina gỡ bỏ mác này khỏi OTP, loại bỏ OTP khỏi danh sách nói trên. Một khi việc này chưa được thực hiện thì chúng tôi sẽ không đồng ý để các nước thành viên EU trả tiền cung cấp vũ khí cho Ukraine" - ông Szijjarto nói tại một cuộc họp báo chung với người đứng đầu Bộ Y tế Nga Mikhail Murashko, đồng Chủ tịch Ủy ban liên chính phủ Nga-Hungary.
Theo ông Peter Szijjarto, Hungary giữ quan điểm cho rằng việc cung cấp vũ khí sẽ kéo dài xung đột.
"Vì vậy, chúng tôi hoàn toàn không đồng ý với việc cung cấp vũ khí và bản thân mình không cung cấp vũ khí. Chúng tôi vẫn luôn bỏ phiếu trắng một cách xây dựng khi biểu quyết về việc phân bổ tiền từ Quỹ Hòa bình Châu Âu để trả tiền cung cấp vũ khí cho Ukraine. Bởi vì chúng tôi cho rằng nếu những nước khác muốn làm điều đó thì cứ để họ làm.
Bộ trưởng Peter Szijjarto. Ảnh: AFP.
Thế nhưng chúng tôi ngay cả việc bỏ phiếu trắng một cách xây dựng cũng sẽ không làm chừng nào ngân hàng OTP còn nằm trong danh sách nói trên" - ông Szijjarto nói.
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Hungary nhấn mạnh rằng nước ông "không quan tâm đến việc Moscow, Washington và Brussels nghĩ thế nào về việc này, bởi vì đây là lợi ích quốc gia của Hungary".
Trước đó, Cơ quan Phòng chống tham nhũng quốc gia Ukraine (NAPC) thông báo đã đưa tập đoàn ngân hàng Hungary OTP Bank Group vào danh sách "các nhà tài trợ chiến tranh" quốc tế do bị cáo buộc cho các quân nhân Nga vay ưu đãi.
>> Xem thêm: Lộ diện thiết giáp chở quân chuyển tiếp từ BTR-82A sang Boomerang
Quỹ Hòa bình Châu Âu ngoài ngân sách (European Peace Facility, EPF) được EU thành lập vào tháng 3/2021 nhằm tăng cường khả năng ngăn chặn xung đột và củng cố an ninh quốc tế. Quỹ trù tính mức chi khoảng 5,7 tỷ euro cho giai đoạn năm 2021-2027.
>> Xem thêm: Nhà báo Đức: Ukraine làm tất cả phương Tây thất vọng
Tuy nhiên, phần lớn số tiền từ quỹ này dành để bồi thường một phần số tiền các quốc gia thành viên EU chi cho việc cung cấp viện trợ quân sự cho Ukraine. Trước đó, người đứng đầu cơ quan ngoại giao EU Josep Borrell đề xuất phân bổ thêm một tỷ euro để tài trợ cho việc cung cấp đạn dược cho Ukraina bằng tiền lấy từ quỹ này.
>> Xem thêm: Tướng Mỹ nói về quyết định tuyệt vọng của chiến binh Ukraine do vấn đề với xe tăng Leopard
Kể từ khi nổ ra xung đột, Hungary đã liên tục phản đối các biện pháp trừng phạt đối với các nguồn năng lượng của Nga và việc gửi vũ khí tới Ukraine. Tháng 3/2022 Quốc hội Hungary ra sắc lệnh cấm cung cấp vũ khí cho Ukraine từ lãnh thổ nước này.
>> Xem thêm: Quân đội Ukraine không thể tiếp cận các công sự của Nga trong cuộc tấn công
Thủ tướng Szijjarto giải thích rằng Budapest đang tìm cách bảo vệ vùng lãnh thổ Transcarpathia, nơi người dân tộc Hungary sinh sống, vì những chuyến hàng cung cấp vũ khí qua lãnh thổ của họ sẽ trở thành mục tiêu quân sự hợp pháp. Giới lãnh đạo đất nước nhiều lần nhấn mạnh rằng Hungary ủng hộ việc khởi động sớm các cuộc đàm phán hòa bình.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Nhiệm kỳ lần thứ 2 của Tổng thống Donald Trump đánh dấu kỷ nguyên mới cho tiền điện tử
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Ông Donald Trump tuyên thệ nhậm chức, chính thức trở thành Tổng thống thứ 47 của Mỹ
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ký gần 100 sắc lệnh hành pháp
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?