Quốc tế

Hy vọng cuối cùng để được sở hữu F-35 của Thổ Nhĩ Kỳ đã chấm dứt

Thông qua việc Mỹ và châu Âu đồng loạt áp đặt thêm các biện pháp cấm vận, cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II chắc chắn không còn.

Hiện nay Quốc hội Mỹ đã đình chỉ việc bàn giao và loại Thổ Nhĩ Kỳ khỏichương trình hợp tác sản xuất tiêm kích tàng hình F-35, đồng thời cắt nguồn cung cấp máy bay mơísau khi Ankara nhận được hệ thống phòng không S-400 đầu tiên của Nga.

Sau đó khoảng 42 phi công và kỹ thuật viên Thổ Nhĩ Kỳ đã bị buộcphải trở về nước, bất chấp việc nhà sản xuất Lockheed Martin cũng như Tổng thốngMỹ Donald Trump tỏ ra không đồng tình vì mất hợp đồng lớn cung cấp tới hơn 100 chiếc F-35 cũng như phải bồi thường chi phí vì Ankara là một trong những nước góp vốn cho dự án vũ khí tốn kém này.

Tuy nhiên vào ngày 26/9, Bộ trưởngNgoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, ông Mevlut Cavusoglu tuyên bố rằng Washington hiện đangxem xét việc đưa nước này quay trở lại chương trình F-35.

Chưa dừng lại đó, đến hôm 4/10,tập đoàn chế tạo máy bay Lockheed Martin thông báo họ đã hoànthành chiếc chiến đấu cơ tàng hình đa chức năng F-35A Lightning II thứ năm chokhông quân Thổ Nhĩ Kỳ. Máy bay sẽ được đưa tới căn cứLuke tại Arizona chứ chưa bàn giao cho đối tác.

Nhưng chỉ dấu trên cho thâýcó thể chính giới Mỹ đã phải nhượng bộ Thổ Nhĩ Kỳ vì dù sao đi nưãhọ cũng không muốn mất đi một đồng minh cực kỳ quan trọng trong NATO.

Tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II được Mỹ sản xuất cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Business Insider.

Tưởng như cuối cùng với sự nỗ lực của mình Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có trong tay cả hai vũ khí lợi hại là S-400 và F-35 thì chiến dịch quân sự tại Syria nhằm tiêu diệt lực lượng vũ trang người Kurd được Mỹ và châu Âu hậu thuẫn đã phá hủy tất cả.

Đầu tiên là việc nhiều nước châu Âu đã tuyên bố đình chỉ xuất khẩu vũ khí và công nghệ quốc phòng cho Thổ Nhĩ Kỳ và đe dọa sẽ áp đặt thêm một số biện pháp mạnh tay hơn nếu Ankara vẫn tiếp tục chiến dịch quân sự.

Nhưngnghiêm trọng nhất là vào hôm 14/10, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh cho phép tiến hành các biện pháp trừng phạt nhằm vào quan chức Thổ Nhĩ Kỳ có liên quan tới chiến dịch quân sượ̉ miền Bắc Syria.

Theo tuyên bố của ông Trump,Mỹ sẽ tăng thuế nhập khẩu với thép của Thổ Nhĩ Kỳ lên tới 50%, đồng thời ngừng đàm phán thỏa thuận thương mại trị giá 100 tỷ USD với Ankara.

Những tín hiệu từ Mỹ và châu Âu cho thấy rõ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải hứng chịu cả đòn trừng phạt về kinh tế và quân sự, đây cũng chính là dấu chấm hết cho hy vọng mong manh sẽ được Mỹ bàn giao tiêm kích tàng hình F-35, các giá mà Ankara phải trả bị đánh giá là rất đắt.

Phong Vũ (Tổng hợp)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo