Quốc tế

Indonesia “oằn mình” hứng chịu thảm họa liên tiếp trong năm 2018

Năm 2018 là một năm mà quốc gia vạn đảo Indonesia phải hứng chịu hàng loạt thảm họa nối tiếp nhau từ động đất, sóng thần cho tới rơi máy bay thương mại.

Ấn Độ: Tai nạn giao thông liên hoàn 50 xe, ít nhất 8 người thiệt mạng / Afghanistan bổ nhiệm 2 quan chức vào các vị trí an ninh

Mở đầu năm thảm họa của Indonesia là các vụ chìm phà và tàu thuyền. Giao thông đường thủy rất phổ biến ở Indonesia do nước này là quốc gia có hàng chục nghìn hòn đảo. Nhiều vụ tai nạn đã xảy ra liên quan tới loại hình giao thông này do các nguyên nhân như chở quá hành khách so với trọng tải cho phép, hoặc phương tiện quá cũ kỹ và không được bảo trì thường xuyên.

Indonesia “oằn mình” hứng chịu thảm họa liên tiếp trong năm 2018 - Ảnh 1.

Ngày 18/6, một tàu du lịch có tên Sinar Bangun đã bị chìm trên trên hồ Toba, Sumatra khi đang chở 188 hành khách, cao gấp 3 lần sức chứa của phà. Kết thúc đợt tìm kiếm, đội cứu hộ chỉ có thể tìm thấy 21 trường hợp còn sống sót và 3 thi thể. Hơn 160 người còn lại mất tích và được cho là đã thiệt mạng. Trong ảnh: Hình ảnh tàu chìm dưới đáy hồ (Ảnh: Basarnas)

Indonesia “oằn mình” hứng chịu thảm họa liên tiếp trong năm 2018 - Ảnh 2.

Sau gần 1 tháng, Indonesia tiếp tục chứng kiến vụ chìm phà KM Lestari Maju dài 48 m đi từ đảo Sulawesi đến đảo Selayar ngày 3/7. Khi phà chở 164 người đang di chuyển ngoài khơi, nó đã bị sóng to gió lớn quật hỏng một bên thân khiến nước tràn vào bên trong. Vụ việc đã khiến 31 người thiệt mạng, 3 người mất tích. (Ảnh: AFP)

Indonesia “oằn mình” hứng chịu thảm họa liên tiếp trong năm 2018 - Ảnh 3.

Hành khách bám víu vào phà khi 1 bên đã chìm hẳn (Ảnh: SCMP)

Nằm trên “vành đai lửa” ở Thái Bình Dương nên Indonesia thường xuyên hứng chịu các hoạt động địa chất, với khoảng từ 5.000-6.000 trận động đất mỗi năm trên khắp vùng lãnh thổ rộng lớn của nước này. Sóng thần và các đợt phun trào núi lửa cũng kéo theo đó và là những mối đe dọa.

 

Indonesia “oằn mình” hứng chịu thảm họa liên tiếp trong năm 2018 - Ảnh 4.

Ngày 28/9, người dân thành phố Palu, đảo Sulawesi ở miền trung Indonesia đã hứng chịu thảm họa kép động đất/sóng thần kinh hoàng. (Ảnh: Reuters)

Indonesia “oằn mình” hứng chịu thảm họa liên tiếp trong năm 2018 - Ảnh 5.

Trận động đất mạnh 7,5 độ richter và sóng thần cao từ 3-6 mét đã cướp đi sinh mạng của gần 2.100 người, khoảng 2.500 người khác bị thương và hơn 70.000 người mất nhà cửa. (Ảnh: Reuters)

Indonesia “oằn mình” hứng chịu thảm họa liên tiếp trong năm 2018 - Ảnh 6.

Về mặt chính thức, gần 1.000 người được thông báo mất tích, nhưng một số cho rằng con số thực tế còn cao hơn nhiều. Không ai được tìm thấy còn sống kể từ ngày tìm kiếm thứ ba trở đi. (Ảnh: Reuters)

 

Indonesia “oằn mình” hứng chịu thảm họa liên tiếp trong năm 2018 - Ảnh 7.

Khung cảnh đổ nát sau thảm họa kép (Ảnh: Reuters)

Indonesia “oằn mình” hứng chịu thảm họa liên tiếp trong năm 2018 - Ảnh 9.

Sau thảm họa kép kinh hoàng, hình ảnh những ngôi mộ tập thể chôn hơn 2.000 nạn nhân, những đống đổ vỡ khổng lồ pha lẫn bùn đất đã thật sự gây nên nỗi ám ảnh. Khu vực bị tàn phá nghiêm trọng nhất khi mặt đất hóa lỏng “nuốt chửng” những nạn nhân đã được coi là mộ chôn tập thể do chính quyền quan ngại việc đào bới đất đá tìm thi thể sẽ khiến dịch bệnh lây lan. (Ảnh: Reuters)

Indonesia “oằn mình” hứng chịu thảm họa liên tiếp trong năm 2018 - Ảnh 10.

Đường sá, cầu cống, nhà cửa, trường học, đền thờ đều bị phá hủy bởi thảm họa, khiến nhiều người sống sót bơ vơ trong cảnh màn trời chiếu đất, không có nơi tạm trú. Thêm vào đó, số lượng thương vong và chết chóc quá lớn đã khiến không khí tại đây ô nhiễm và dấy lên mối lo lắng về sức khỏe của người dân. (Ảnh: Reuters)

 

Indonesia “oằn mình” hứng chịu thảm họa liên tiếp trong năm 2018 - Ảnh 11.

Vào lúc 21h30 ngày 22/12, sóng thần đã ập tới đảo Sumatra và Java ở khu vực eo biển Sunda của Indonensia làm ít nhất 281 người chết và hơn 1.000 người bị thương. Nguyên nhân ban đầu được phỏng đoán là do núi lửa Anak Krakatau phun trào làm dịch chuyển tầng địa chất dưới đáy biển, gây ra sóng thần. (Ảnh: EPA)

Indonesia “oằn mình” hứng chịu thảm họa liên tiếp trong năm 2018 - Ảnh 12.

Hình thành từ năm 1927 sau khi núi lửa Krakatoa phun trào, núi lửa Anak Krakatau trong thời gian gần đây đã có dấu hiệu hoạt động trở lại và giới chức Indonesia đã khuyến cáo người dân tránh xa khu vực xung quanh miệng núi lửa. Ngày 21/11, Anak Krakatau đã phun trào trong 2 phút 12 giây tạo thành một cột khói cao 400m. (Ảnh: AFP)

Indonesia “oằn mình” hứng chịu thảm họa liên tiếp trong năm 2018 - Ảnh 13.

Khung cảnh tan nát của Indonesia sau thảm họa sóng thần (Ảnh: EPA)

 

Indonesia “oằn mình” hứng chịu thảm họa liên tiếp trong năm 2018 - Ảnh 15.

Năm 2018 cũng là năm mà Indonesia cũng chứng kiến thảm họa hàng không khi máy bay Boeing số hiệu JT610 của hãng hàng không Lion Air đã bị rơi xuống biển Java khi vừa cất cánh di chuyển khỏi thủ đô Jakarta vào ngày 29/10. Toàn bộ 189 người trên máy bay đã thiệt mạng. (Ảnh: Getty)

Indonesia “oằn mình” hứng chịu thảm họa liên tiếp trong năm 2018 - Ảnh 16.

Truyền thông địa phương dẫn thông tin từ cơ quan điều tra cho biết, kết quả phân tích dữ liệu trích xuất từ hộp đen được tìm thấy cho thấy, chiếc máy bay xấu số của Lion Air đã gặp trục trặc ở hệ thống hiển thị tốc độ và độ cao trong 4 chuyến bay trước khi gặp nạn. (Ảnh: Reuters)

Indonesia “oằn mình” hứng chịu thảm họa liên tiếp trong năm 2018 - Ảnh 17.

Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Indonesia cho biết máy bay JT610 đã gặp phải "trục trặc tương tự" trong chuyến bay trước đó từ Denpasar (Bali) đến Jakarta. Tuy nhiên, trong chuyến bay đêm trước, phi công đã cố gắng kiểm soát được chiếc máy bay. Trong chuyến bay gặp nạn, các phi công đã nhận ra dấu hiệu lạ khi máy bay bắt đầu nâng lên, hạ xuống trước khi dữ liệu sai lệch từ một trong các cảm biến góc tấn - hệ thống đo góc chếch của mũi máy bay - khiến máy bay bị khựng lại giữa không trung. (Ảnh: Getty)

 

Indonesia “oằn mình” hứng chịu thảm họa liên tiếp trong năm 2018 - Ảnh 18.

Sau đó, máy bay bắt đầu chúc mũi xuống, phi công đã cố gắng khắc phục tình hình để giữ máy bay không bị rơi. Tuy nhiên, việc kiểm soát máy bay "càng lúc càng khó khăn" và cuối cùng chiếc máy bay lao xuống biển với tốc độ hơn 600km/h.


Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm