Quốc tế

Iran lấy gì để 'đón tiếp' B-52H?

Lực lượng phòng thủ Iran tuyên bố đã sẵn sàng để đối phó với mọi cuộc tấn công từ bên ngoài dù đó là máy bay tàng hình hay B-52H của Mỹ.

Trung Quốc và giấc mơ 10 tàu sân bay / Nigeria rao bán trực tuyến 20 máy bay chiến đấu MiG-21 do Liên Xô sản xuất

Phó Tư lệnh Bộ Chỉ huy Phòng không Iran, Chuẩn tướng Qadir Rahimzadeh cho biết, nước này đã cảnh báo kẻ thù rằng hệ thống phòng không của họ đang theo dõi các hoạt động của các lực lượng nước ngoài trên đất nước, trong đó có hoạt động của B-52H.

"Mọi hoạt động di chuyển của lực lượng nước ngoài trong khu vực, bao gồm cả máy bay ném bom B-52H đều được giám sát ở khoảng cách hơn 150km tính từ biên giới trên không của Iran ở vùng Vịnh phía nam.

Phòng thủ Iran theo dõi các chuyển động của họ từng khoảnh khắc. Chúng tôi biết tất cả các chuyển động của các nước láng giềng và chúng tôi đang theo dõi họ từng khoảnh khắc trong các trung tâm tình báo và phòng tác chiến của phòng không nước nhà", ông Rahimzadeh tuyên bố.

Iran lay gi de 'don tiep' B-52H?
Máy bay B-52H.

Tuyên bố của tướng Iran được đưa ra sau khi quân đội Mỹ đã điều hai máy bay ném bom chiến lược B-52H đến Vịnh Ba Tư nhằm phô trương sức mạnh của máy bay B-52 trước Iran.

Chuyến bay khứ hồi kéo dài 36 giờ đến Vịnh Ba Tư của máy bay B-52 bắt đầu từ căn cứ không quân Barksdale ở Louisiana. Đây là lần thứ hai trong vòng ba tuần các máy bay ném bom của Lực lượng Không quân Mỹ bay gần khu vực của không quân Iran.

Bất chấp sự đe dọa từ Mỹ, Tehran tự tin cho rằng họ đủ khả năng đẩy lui mọi cuộc tấn công đường không từ bên ngoài, bên cạnh việc nắm trong tay nhiều tổ hợp tên lửa phòng không tiên tiến của Nga mà nổi bật là S-300PMU-2 thì Iran còn tự sản xuất được nhiều vũ khí, khí tài có tính năng rất đáng nể.

Trong đó có tổ hợp tên lửa phòng không nội địa Khordad-3 vừa bắn hạ chiếc RQ-4A đang thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng quốc tế thì Iran mới đây đã công khai dàn radar siêu khủng mà theo giới thiệu của họ thì đủ sức nhận biết tiêm kích và máy bay ném bom tàng hình Mỹ từ cự ly rất xa.

Sản phẩm này chính là đài radar trinh sát cảnh báo sớm Ghadir do Iran thiết kế và chế tạo dựa trên nguyên mẫu Resonance-NE của Nga, chưa rõ họ được sản xuất theo giấy phép hay đây chỉ đơn giản là hành động sao chép vũ khí mà thôi

 

Radar Ghadir có khả năng phát hiện và phận loại mục tiêu từ tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo, tiêm kích siêu thanh, máy bay không người lái nhỏ, mục tiêu ứng dụng công nghệ giảm diện tích phản xạ radar... Hệ thống sử dụng thuật toán trí tuệ nhân tạo giúp xử lý được khối lượng lớn dữ liệu lớn với tốc độ rất nhanh.

Hệ thống radar Ghadir có thể chia sẻ dữ liệu với các đài radar phòng không khác, cho phép theo dõi mục tiêu trong bán kính 1.100 km, cấp tham số bắn cho tên lửa từ cự ly 600 km. Tổ hợp không có cơ cấu quay bằng cơ khí mà sử dụng ăng ten mảng pha nên có khả năng chịu nhiễu rất tốt.

Với những loại vũ khí, khí tài, trang thiết bị quân sự tối tân mà Iran sở hữu thì Mỹ sẽ phải thật cẩn trọng trong việc lên kế hoạch tấn công nếu không muốn chuốc lấy thất bại.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm