Quốc tế

Israel dùng Iron Dome đối phó tên lửa ngàn km

Theo Times of Israel, lực lượng phòng thủ nước này vừa triển khai 1 khẩu đội Iron Dome ở phía Nam nhằm đối phó với nguy cơ bị tấn công từ Houthi.

Xe tăng Merkava Israel ngày càng được bảo vệ tốt hơn / Israel phát động cuộc tấn công mới vào miền Đông Syria từ biên giới Iraq-Jordan

Địa điểm triển khai Iron Dome ở Eilat nhằm ngăn chặn những cuộc tấn công từ bên ngoài vào Israel từ phía Nam đất nước.

"Việc triển khai Iron Dome là rất cần thiết nhằm đối phó với bất kỳ mồi đe dọa nào từ Houthi tại Yemen và các chiến binh tại Sinai, Ai Cập", Bộ Quốc phòng Israel cho biết trong một tuyên bố.

Quyết định dùng đến mái Vòm sắt đươc Israel đưa ra sau khi lực lượng Houthi tuyên bố họ đã theo dõi chặt chẽ tất cả hoạt động chống lại đồng minh của họ do quân đội nhà nước Do Thái thực hiện trong khu vực và sẵn sàng có đồn tấn công đáp trả thích hợp.

Israel dung Iron Dome doi pho ten lua ngan km
Hệ thống Iron Dome.

"Chúng tôi sẽ không do dự tuyên bố chiến đấu đến cùng chống lại Israel, và tiến hành các cuộc tấn công nguy hiểm nhất vào các mục tiêu nhạy cảm của kẻ thù (Israel) nếu chúng có thêm bất kỳ hành động gây hấn nào", thủ lĩnh lực lượng Houthi, ông Sayyed Abdul-Malik al-Houthi nói.

Vấn đề tở nên nghiêm trọng hơn với nhà nước Do Thái bởi theo tuyên bố của tình báo nước này, họ đã phát hiện Iran đang cung cấp tên lửa chính xác cho lực lượng Houthi để họ tiến hành các cuộc tấn công chống lại Tel Aviv và Israel sẽ có hành động tương ứng để đáp trả.

Dù không đưa ra bằng chứng về việc Iran chuyển kho tên lửa cho Houthi nhưng theo nguồn tin trang DEBKAfile thu thập được, ngay từ năm 2018, Iran đã bí mật chuyển số lượng lớn tên lửa đạn đạo Burkan cho lực lượng Houthi. Đây là loại tên lửa đạn đạo tầm trung, đạt tầm phóng lên tới gần 1800km.

Nguồn tin này cũng cho rằng, Iran đã cung cấp tên lửa hành trình siêu xa thế hệ mới Soumar (Iran phát triển trên nền tàng tên lửa hành trình Kh-55 Raduga của Liên Xô được NATO định danh là AS-15 Kent), cho lực lượng Hezbollah ở Lebanon cũng như lực lượng Houthi tại Yemen.

Iran đang tiến hành thử nghiệm tính năng tác chiến của tên lửa hành trình Soumar, sau khi họ lần đầu tiên ra mắt loại tên lửa này vào ngày 19/3/2015, sau khi đã mổ xẻ 6 quả tên lửa được mua chui từ Ukraine vào năm 2001.

 

Cùng với thông tin từ Israel, tờ Die Welt của Đức cho rằng, Soumar đã bắn trúng mục tiêu cách địa điểm phóng rất xa. Theo giới chuyên gia quân sự, loại tên lửa này đã bay một hành trình hoàn hảo dài 600km trong vụ phóng thử vào năm 2015.

Hai năm sau, vào tháng 12/2017, quả tên lửa Soumar đầu tiên được phát triển từ nguyên mẫu Kh-55 đã có cuộc thử nghiệm tác chiến lần đầu tiên. Hoạt động này được thực hiện thông qua các vụ phóng tên lửa của lực lượng Houthis vào một mục tiêu trong lãnh thổ UAE hồi đầu tháng 12/2017.

Houthi công bố phóng một quả tên lửa Soumar vào nhà máy điện hạt nhân đang xây dựng ở khu vực al-Barakah - Abu Dhabi, còn UAE tuyên bố đã đánh chặn thành công tên lửa Houthi. Tuy nhiên, theo giới quan sát, quả tên lửa này đã tự rơi ở đồn điền Al-Jawf ở phía bắc Yemen, gần biên giới với Saudi Arabia.

Loại tên lửa Soumar của Iran có phạm vi tấn công lên tới 2.500km và đạt tốc độ 860km/h; có khả năng bay ở độ cao rất thấp để thoát khỏi sự phát hiện. Quả tên lửa đã thất bại trong việc hướng tới mục tiêu đầu tiên của nó ở UAE nhưng trước sau gì thì Iran cũng thành công. Và khi đó, không chỉ Israel mà cả châu Âu cũng có thể nằm trong tầm ngắm của tên lửa hành trình Iran.

Một vũ khí sát thủ nữa của Iran có thể khiến Mỹ và Israel ôm hận là dòng tên lửa đạn đạo chống hạm, loại chuyên dùng để tiêu diệt các hàng không mẫu hạm của đối phương. Ngoài các tên lửa hành trình chống hạm kiểu Nga/Trung Quốc, tên lửa chống hạm mạnh nhất của Iran là loại tên lửa đạn đạo chống hàng không mẫu hạm có uy lực cực lớn được đặt tên là Khalije Fars (Persian Gulf).

 

Loại tên lửa này được chế tạo trên cơ sở tên lửa đạn đạo đất đối đất Conqueror-110. Loại tên lửa này được cho rằng phát triển trên cơ sở tên lửa đạn đạo DF-11 của Trung Quốc. Phiên bản chống hạm của loại tên lửa này bắt đầu được Iran thử nghiệm đầu năm 2011, đến nay, loại tên lửa này đã được đưa vào trang bị.

Theo các phương tiện truyền thông của Iran, loại tên lửa này có tốc độ siêu âm, mang đầu đạn nặng tới 650kg, có khả năng tấn công chính xác tuyệt vời, có khả năng đối phó với mọi phương tiện đánh chặn. Với đầu đạn nặng gấp rưỡi các tên lửa chống hạm khác, tên lửa Persian Gulf có khả năng đánh chìm các tàu sân bay hạng trung và gây thiệt hại nặng cho các hàng không mẫu hạm khổng lồ của Mỹ, xứng đáng là "sát thủ tàu sân bay".

Sự phát triển như vũ bão các dòng tên lửa đạn đạo tầm trung và tên lửa hành trình, đạn đạo chống hạm của Iran đã khiến các nước Arab hết sức lo lắng, nhưng điều mà Tel Aviv lo ngại hơn cả là Tehran đã cung cấp nó cho tất cả các đồng minh của mình xung quanh Israel.

Iran đã biến Hezbollah và Houthi từ những lực lượng dân quân với các loại vũ khí nhẹ trở thành lực lượng vũ trang hùng mạnh, với khả năng tấn công rất mạnh bằng các loại tên lửa tối tân, nhằm mục đích kiềm chế các đối thủ của mình là Saudi Arabia, UAE và Israel.

Có thể nói rằng, Iran đã "phủ sóng" tên lửa khắp Trung Đông để đa dạng hóa mối đe dọa đối với các quốc gia thù địch. Với phạm vi tấn công hàng ngàn km của các loại tên lửa này, giới chuyên gia cho rằng, Houthi không hề nói suông trong những tuyên bố của mình và điều này đã buộc Tel Aviv phải triển khai vũ khí đối phó.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm