Quốc tế

Kế hoạch khôn ngoan của Moscow về Idlib, Syria: Bí mật bất ngờ, khiến Thổ khó cưỡng?

Đại diện của Các lực lượng dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo đã đưa ra đánh giá gây sốc của mình về diễn biến tình hình tại tỉnh Idlib.

Không quân Syria tổn thất nghiêm trọng khi mất thêm ‘xe tăng bay’ Mi-25 / Chiến đấu cơ Israel không kích các mục tiêu ở Syria và dải Gaza

Người Kurd tiết lộ kế hoạch của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ về Idlib

Theo ý kiến của đại diện này, hiện đang tồn tại một kế hoạch nhằm thay đổi bản đồ chính trị của vùng và những thoả thuận bí mật nào đó.

Ông Mahmud Habib, đại diện chính thức của Các lực lượng dân chủ Syria, đã tuyên bố rằng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã có thể, ngay ở Sochi, và cả ở Astana, đạt được thoả thuận về các hành động phối hợp tại Idlib.

Bởi vậy, tất cả những lời đe doạ mà cả Moscow lẫn Ankara đang "ném về phía nhau" chỉ là "sự nguỵ trang" cho mong muốn của Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi bản đồ chính trị tại Syria và cho sự đồng thuận của Nga đối với điều này để đổi lại những nhượng bộ nhất định từ phía Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo ý kiến của ông Habib, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ phối hợp khác chặt chẽ với nhau về vấn đề Syria và những sự kiện diễn ra tại quốc gia này. Tất cả những tuyên bố rùm beng chỉ để dành cho báo giới, nhằm tạo nên cảm giác hai nước đang đối đầu nhau tại Idlib.

Một đại diện khác của phe đối lập, thành viên Ban chấp hành Tổ chức Dân chủ Eldar Halil nhớ lại số phận của Afrin, mà theo lời ông, từng là nạn nhân của "một kế hoạch khôn ngoan" giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ.

Nga đã cho phép Thổ Nhĩ Kỳ thôn tính Afrin để Ankara, về phần mình, từ chối hỗ trợ các băng nhóm vũ trang chiến đấu tại Ghouta, tại ngoại ô Damacus, và là mối đe doạ nhất định đối với chính phủ của Basar Assad.

Để quét sạch phần lớn lãnh thổ Syria khỏi các nhóm cực đoan theo trào lưu chính thống, định hướng thân Thổ Nhĩ Kỳ, Damacus và Moscow đã chấp nhận những nhượng bộ nhất định. Kết quả là các phiến quân cực đoan đã được chuyển về Idlib từ Aleppo và Palmyra.

Kế hoạch khôn ngoan của Moscow về Idlib, Syria: Bí mật bất ngờ, khiến Thổ khó cưỡng? - Ảnh 2.

Xe tăng của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ.

Đâu là mục tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ?

Những đại diện của phe đối lập người Kurd cho rằng mục tiêu chủ yếu của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ - đó là hồi sinh sức mạnh của Đế chế Osman và để bắt đầu, ông ta cần phải thiết lập quyền kiểm soát các khu vực ở phía bắc Syria và Iraq.

Việc các phiến quân từng bước được đưa ra khỏi Idlib tới Libya là bằng chứng cho thấy mục đích cuối cùng của Erdohgan là thôn tính các lãnh thổ phía bắc.

Chiến dịch tấn công Bắc Syria đã được giao cho các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ, còn những phiến quân đã làm xong phần việc của mình và hiện giờ họ không còn cần thiết tại khu vực này.

Quan điểm của phe đối lập người Kurd khá dể hiểu. Đối với họ, Erdogan là kẻ thù ác độc nhất, không hơn gì IS, bởi vì ông ta là kẻ phản đối ý tưởng xây dựng, không chỉ quốc gia người Kurd độc lập, mà cả sự tự trị về mặt chính trị của người Kurd ở phía bắc Syria.

 

Kế hoạch khôn ngoan của Moscow về Idlib, Syria: Bí mật bất ngờ, khiến Thổ khó cưỡng? - Ảnh 3.

Quân đội Syria luôn sẵn sàng chiến đấu.

Tại Ankara, người ta nhìn thấy sự tích cực về mặt chính trị của người Kurd ở Bắc Syria là mối đe doạ tiềm ẩn đối với cả sự toàn vẹn lãnh thổ, và nỗ lực hành động phủ đầu khi thôn tính những khu vực giáp biên giới của Syria.

Hiện nay, người Kurd đánh giá một cách tiêu cực cả vai trò của Nga, mà đã để cho Thổ Nhĩ Kỳ hợp thức hoá sự hiện diện quân sự của mình tại Syria. Chính sau thoả thuận tại Astana, Thổ Nhĩ Kỳ đã có được cơ hội triển khai các lực lượng vũ trang của mình một cách hợp pháp trên mảnh đất Syria.

Các đại diện phe đối lập cũng lưu ý rằng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã thoả thuận với nhau, đạt được sự đồng thuận cả từ phía chính phủ Syria.

Theo phe đối lập, sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria không phải là giá trị ưu tiên nào đó đối với cả Nga, hơn nữa là đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

 

Bởi vậy, Nga đã để cho Thổ Nhĩ Kỳ thôn tính những lãnh thổ nhất định của Syria, còn các đơn vị quân đội chính phủ Syria, mà thỉnh thoảng tham chiến với các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng bằng những hành động của mình đạt được sự thay đổi của thoả thuận Nga-Thổ.

Vì cả Mỹ lẫn các nước NATO chẳng hề vội vàng đứng về phía Thổ Nhĩ Kỳ một cách tích cực, còn bản thân Erdogan không muốn để xảy ra sự đụng độ quân sự trực tiếp với Nga, thì có thể cuối cùng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải lùi bước tại Idlib.

Nhưng để rút chân ra, Erdogan cần phải giữ thể diện, mà điều đó lại không hề đơn giản trong bối cảnh hiện nay.

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm