Quốc tế

Khả năng chiến đấu của Mỹ lâm nguy nếu chuyển ATACMS

Nếu Tổng thống Joe Biden quyết định chuyển tên lửa ATACMS cho Ukraine sẽ tác động tiêu cực đến khả năng chiến đấu của quân đội Mỹ.

Xe tăng Nga sống sót dù bị tên lửa Ukraine bắn trực diện / Lý do Đức từ chối cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine

Tuyên bố được Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết khi nói về khả năng chính quyền Tổng thống Biden vẫn quyết định cung cấp Hệ thống Tên lửa Chiến thuật tầm xa (ATACMS) tới Ukraine.

"Kho vũ khí ATACMS của Mỹ tương đối nhỏ và tên lửa đã được triển khai đến các khu vực khác, bao gồm cả Bán đảo Triều Tiên, do đó việc chuyển giao chúng cho Ukraine sẽ gây nguy hiểm cho khả năng sẵn sàng chiến đấu của Mỹ ở các khu vực khác", Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.

Trong khi đó, phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby nói rằng không có thông tin cập nhật nào về việc liệu Tổng thống Biden có chấp thuận gửi ATACMS cho Ukraine hay không.

Hệ thống tên lửa ATACMS.

Hệ thống tên lửa ATACMS.

"Không có thông tin cập nhật nào về ATACMS đến Ukraine", Kirby cho biết hôm 3/8 khi được truyền thông Mỹ hỏi liệu Biden có tiếp tục xem xét việc gửi ATACMS đến Ukraine hay không.

Hồi giữa tháng 7, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết ông Biden và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky vẫn đang thảo luận về khả năng cung cấp ATACMS cho Ukraine.

Vị cố vấn này cho biết thêm, Tổng thống Biden sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về vấn đề này trong thời gian tới.

Mặc dù vậy tờ Wall Street Journal dẫn lời chuyên gia quân sự Nga Alexei Leonkov cho biết, việc Mỹ chuyển giao ATACMS cho Ukraine đã dần rõ ràng và hệ thống này đủ sức gây khó cho Nga.

 

"Trên thực tế, việc Mỹ sẽ chuyển giao ATACMS cho Ukraine đã trở nên rõ ràng hơn sau khi Kiev nhận được tên lửa Storm Shadow - đó là một tín hiệu cho thấy rõ rằng, phương Tây không còn sự ngăn cản nào đối với việc chuyển giao tên lửa tầm xa cho Kiev.

Loại tên lửa này sẽ tăng cường hỏa lực trong giai đoạn mới của cuộc phản công mà quân đội Ukraine chưa đạt được những thành tựu đáng kể. ATACMS sẽ gây khó khăn cho chúng tôi, điều này không thể phủ nhận", chuyên gia Alexei Leonkov nói.

Tên lửa ATACMS được thiết kế để hoạt động với nhiên liệu rắn. ATACMS có tầm bắn hiệu quả lên tới 300 km và vận tốc tối đa trong giai đoạn tăng tốc lên tới Mach 3 khiến chúng khó bị đánh chặn bằng các hệ thống phòng không thế hệ cũ.

Các đặc điểm của ATACMS rất khác nhau tùy thuộc vào biến thể, số khối và cấu hình. Ví dụ, chúng có thể được trang bị đầu đạn phân mảnh nổ mạnh 500 pound (230 kg), chúng cũng có thể được trang bị các chất nổ khác có trọng lượng từ 160 đến 560 kg, bao gồm cả đạn chùm.

Ngoài ra, còn có sự khác biệt đáng chú ý trong hệ thống dẫn đường của vũ khí, với các biến thể cũ hơn dựa trên dẫn đường quán tính, trong khi các tên lửa mới hơn bao gồm GPS tích hợp.

 

Giới quân sự Nga cho rằng, việc Mỹ cung cấp ATACMS cho Ukraine sẽ trở thành bước leo thang lớn nhưng Nga có đủ khả năng để vô hiệu ATACMS bất kể lực lượng nào khai hỏa chúng.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm