Khác lạ cách Cuba “hồi sinh” xe tăng T-34 và T-55 cổ lỗ
Báo động đỏ, 8.000 binh sĩ Nga ồ ạt tập trận cực lớn / Nhật Bản phản đối Hàn Quốc tập trận gần quần đảo tranh chấp
Theo Rossiyskaya Gazeta, với tiềm lực công nghiệp quốc phòng hiện có, Quân đội Cuba đã "hồi sinh" xe tăng T-34 và T-55 của Liên Xô với vai trò mới là hệ thống phòng không và pháo tự hành. Ảnh: Pinterset
"Hiện tại các khí tài này không chỉ được trình diễn trong các cuộc duyệt binh, nó còn tích cực tham gia vào các cuộc diễn tập đẩy lùi quân xâm lược nước ngoài", nguồn tin cho hay. Ảnh: Twitter
Cũng theo tờ báo này, trên khung gầm xe tăng T-34, Cuba đã cải hoán bỏ đi tháp pháo nguyên bản và tích hợp các hệ thống pháo xe kéo do Liên Xô sản xuất để tạo nên pháo tự hành hạng nặng. Trong ảnh, pháo tự hành 130mm M46 đặt trên tăng T-34-85. Ảnh: Global Security
Một phần tháp pháo T-34 được giữ lại để tăng khả năng bảo vệ kíp pháo thủ pháo tự hành 122mm D-30. Ảnh: Global Security
Có một điều lạ là, hầu hết các khẩu pháo tự hành tự chế này đều quay pháo ra phía đuôi. Xem ra có lẽ do trọng lượng quá nặng nên thiết kế như vậy tránh mất trọng tâm lật xe khi khai hỏa. Ảnh: Global Security
Pháo phòng không tự hành 100mm dựa trên khung gầm T-34-85. Ảnh: Global Security
Loại pháo được trang bị là KS-19 100mm do Liên Xô sản xuất, có tầm băn lên tới 21km, độ cao xạ kích 12-15km. Ảnh: Global Security
Về T-55, Quân đội Cuba cải hoán số lượng lớn sang làm pháo phòng không tự hành 2 nòng 57mm. Ảnh: Global Security
Bệ phóng tên lửa phòng không SA-2 sử dụng khung gầm xe tăng T-55. Cách cải tiến này nhìn chung tăng khả năng cơ động, triển khai cho hệ thống tên lửa phòng không SA-2 hay SA-3 vốn đặt cố định, dễ bị tiêu diệt trong chiến tranh hiện đại. Ảnh: Global Security
T-55 dùng khung bệ cho bệ phóng tên lửa phòng không tầm trung SA-3. Ảnh: Global Security
End of content
Không có tin nào tiếp theo