Khám phá “hung thần” AC-130U vừa bị Mỹ cho "về hưu"
Sau gần 20 năm phục vụ liên tục, "bóng ma, hung thần" AC-130U Spooky đã chính thức "về vườn", nhưng điều đó không có nghĩa là dòng máy bay vận tải mang pháo này sẽ biến mất khỏi thế gian.
Nhật Bản nối lại hoạt động của máy bay chiến đấu F-35 / Đáp trả Hàn Quốc, Nga tung video máy bay ném bom bị chặn trên biển
Theo tạp chí Scramble, hai chiếc AC-130U mang số hiệu thân 89-1056 và 90-0167 đã trở về sân bay với màn phun nước chào mừng... ngày nghỉ hưu đã đến. Nguồn ảnh: Airman 1st Class Blake Wiles
Có tổng cộng 17 chiếc Spooky phục vụ trong Không quân Mỹ suốt 24 năm qua. Nguồn ảnh: Airman 1st Class Blake Wiles
AC-130U là đời thứ 4 là dòng máy bay vận tải - vũ trang hạng nặng AC-130 được Mỹ phát triển từ thời chiến tranh Việt Nam. Đây được coi là một trong những máy bay có sức tấn công khủng khiếp, rất phù hợp với các cuộc không kích tuyến đường vận tải, hậu cần với thời gian bay quần vòng cực lâu. Nguồn ảnh: Wikipedia
Phiên bản AC-130U được chính thức đưa vào hoạt động năm 2001 với nhiều thay đổi ở cấu hình vũ khí, hệ thống điện tử hàng không. Nhiệm vụ chính của nó vẫn là yểm trợ hỏa lực đường không bao gồm hộ tống bộ binh, cơ giới và tiêu diệt phòng không điểm... Nguồn ảnh: Airliners.net
Về hỏa lực, so với đời AC-130H và các đời trước, AC-130U được vũ trang rất mạnh gồm: một pháo 40mm; một pháo 105mm và một pháo dạng gatling 25mm. Các loại hỏa lực này đếu bố trí ở một bên thân máy bay, khi khai hỏa, máy bay sẽ nghiêng cánh để “hỏa thần” chùm lên đầu quân địch. Nguồn ảnh: Airliners.net
Cận cảnh khẩu lựu pháo hàng không 105mm M102 xuất hiện từ thế hệ AC-130E trong chiến tranh Việt Nam. Đây là khẩu pháo to nhất trong lịch sử vũ khí hàng không từ khi khai sinh cho tới nay. Việc tích hợp được pháo hạng nặng lên máy bay và phát huy được hiệu quả là một trong những thành tựu đáng nể phục của CNQP Mỹ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Cận cảnh kíp chiến đấu khẩu đội lựu pháo 105mm M102 trên máy bay vận tải AC-130. Việc nạp đạn – khai hỏa hoàn toàn thủ công. Những phát đạn từ trên không được đánh giá là có uy lực rất lớn, đủ sức phá nát xe thiết giáp, các công sự kiên cố. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trên AC-130U trang bị nhiều loại hệ thống điện tử hỗ trợ hiện đại gồm: radar AN/APQ-180 phát hiện mục tiêu mặt đất; hệ thống trinh sát hồng ngoại AN/AAQ0-26; hệ thống cảm biến đa quang phổ AA/AAQ-39 chỉ thị mục tiêu cho vũ khí; hệ thống tác chiến điện tử... Nguồn ảnh: Airliners.net
Hiện tại, thay thế cho AC-130U trên bầu trời sẽ là dòng máy bay vận tải vũ trang thế hệ mới AC-130J "Ma tốc độ" thiết kế trên cơ sở phiên bản mới nhất dòng C-130 là C-130J-30. Loại này chính thức được chấp thuận biên chế từ năm 2017. So với AC-130U, AC-130J dĩ nhiên là hiện đại hơn cả về hệ thống điện tử hàng không và vũ khí. Đặc biệt, động cơ của AC-130J có những thay đổi đem lại độ tin cậy, hiệu suất cao hơn hẳn…. Nguồn ảnh: Airliners.net
Tuy nhiên, có một điều lưu tâm rằng, hỏa lực của AC-130J không còn khẩu 105mm (đúng hơn là có một chiếc duy nhất sản xuất năm 2017 là còn tồn tại nó). Thay vào đó, AC-130J sẽ chuyên về tên lửa với việc tích hợp các điểm treo trên cánh cho phép nó mang số lượng lớn tên lửa chống tăng Hellfire, bom đường kính nhỏ GBU-39. Ngoài ra, vẫn còn một khẩu pháo 30mm GAU-23/A. Nguồn ảnh: Wikipedia
Dự kiến, Không quân Mỹ sẽ được trang bị ít nhất 37 chiếc AC-130J thế hệ mới. Theo một số nguồn tin, bản J có tốc độ bay tối đa 669km/h, tầm bay tới 4.800km, trần bay khoảng 8.500m. Nguồn ảnh: Wikipedia
Theo Hoàng Lê/Kiến Thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Theo thông báo của Hải quân Mỹ, hôm 8/7, hai máy bay cường kích AC-130U Spooky cuối cùng đã thực hiện chuyến bay tác chiến cuối cùng ở căn cứ Hurlburt, bang Florida trước khi chính thức về hưu vĩnh viễn. Nguồn ảnh: Airman 1st Class Blake Wiles