Quốc tế

Khám phá trực thăng T-129 Atak Philippines sắp sở hữu

Không quân Philippines sẽ bổ sung 10 máy bay trực thăng Black Hawk mua từ Mỹ và 6 chiếc T-129 Atak từ Thổ Nhĩ Kỳ. Thỏa thuận giữa Manila và Ankara được cho sẽ mang tính bước ngoặt cho mối quan hệ quốc phòng giữa hai nước.

Hé lộ trực thăng tuyệt mật Mỹ dùng đột kích tiêu diệt Bin Laden / Trực thăng "Thợ săn đêm" của Nga sẽ được trang bị tên lửa đất đối không tầm xa

Tháng 4/2021, Chủ tịch Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ (Turkish Aerospace Industries - TAI) thông báo, TAI đã có được giấy phép xuất khẩu của Mỹ để bán một lô 6 máy bay trực thăng cho Philippines. Một thông cáo chính thức cho biết, tổng cộng 6 trực thăng T-129 có giá trị 270 triệu USD.

Hai trực thăng tấn công T-129 đầu tiên do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất dự kiến sẽ được chuyển giao cho Không quân Philippines (PAF) vào tháng 9 năm nay; 4 chiếc còn lại dự kiến sẽ được giao lần lượt vào tháng 2/2022 (2 chiếc) và tháng 2/2023 (2 chiếc).

Giới chức Bộ Quốc phòng Philippines cho biết, một số phi công và đội ngũ bảo dưỡng đã được cử đến Ankara để được nhân viên TAI đào tạo. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana, T-129 sẽ được đưa vào phục vụ vào quý 3 năm 2021.

T-129 Atak là trực thăng đa nhiệm vụ có khả năng trinh sát/giám sát, chống tăng và hỗ trợ đường không tầm gần; Nguồn: defenceturkey.com
T-129 Atak là trực thăng đa nhiệm vụ có khả năng trinh sát/giám sát, chống tăng và hỗ trợ đường không tầm gần; Nguồn: defenceturkey.com.

TAI/AgustaWestland T-129 Atak là máy bay trực thăng tấn công hai động cơ, hai ghế song song, đa chức năng, có thể hoạt động trong mọi thời tiết, dựa trên nền tảng trực thăng Agusta A-129 Mangusta, được phát triển bởi TAI cùng đối tác AgustaWestland. Trên thực tế, T-129 là kết quả của việc tích hợp hệ thống điện tử hàng không, sửa đổi khung máy bay và hệ thống vũ khí do Thổ Nhĩ Kỳ phát triển vào khung máy bay AgustaWestland A129, với động cơ, bộ truyền động và cánh quạt được nâng cấp

Khởi đầu, chương trình Atak được bắt đầu để đáp ứng các yêu cầu của các Lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ về một máy bay trực thăng trinh sát tấn công và chiến thuật. Máy bay trực thăng T-129 Atak được thiết kế cho các nhiệm vụ tấn công và trinh sát tiên tiến trong môi trường nóng, cao và địa lý khắc nghiệt trong cả điều kiện ban ngày và ban đêm. Nó đang được Quân đội và Hiến binh Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng và đang được cung cấp cho các lực lượng khác.

Theo thỏa thuận giữa TAI và AgustaWestland, TAI sẽ phát triển một máy tính nhiệm vụ bản địa, hệ thống điện tử hàng không, hệ thống vũ khí, các thiết bị tự bảo vệ và hệ thống giám sát gắn mũ phi công. Tusaş Engine Industries (TEI) sẽ sản xuất động cơ LHTEC CTS800-4N (Mỹ) theo giấy phép. Thổ Nhĩ Kỳ có toàn quyền tiếp thị và sở hữu trí tuệ đối với nền tảng T-129.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể xuất khẩu nền tảng này sang các quốc gia bên thứ ba, ngoại trừ Italy và Vương quốc Anh. Tuy nhiên, LHTEC CTS800-4N của T-129 mang lại cho Mỹ quyền phủ quyết đối với bất kỳ doanh số xuất khẩu tiềm năng nào và vì vậy, Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định phát triển động cơ TEI TS1400 của riêng mình.

T-129 được tối ưu hóa cho các điều kiện nóng và độ cao, có một số cải tiến quan trọng so với A-129 ban đầu phù hợp với các yêu cầu của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ mang theo 12 tên lửa chống tăng UMTAS do Roketsan phát triển (một phát triển bản địa của Thổ Nhĩ Kỳ, tương tự như Hellfire II). Trực thăng này cũng được tích hợp một pháo 20 mm trong tháp ở mũi. Nó có thể mang một tổ hợp tên lửa 70 mm, tên lửa không đối không Stinger và bệ súng trên các giá treo dưới cánh.

 

T-129 Atak là trực thăng do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo sử dụng động cơ Mỹ; Nguồn: wikipedia.org
T-129 Atak là trực thăng do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo sử dụng động cơ Mỹ; Nguồn: wikipedia.org.

Năm 2007, Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Thổ Nhĩ Kỳ (TUBITAK), Meteksan Savunma Sanayii AŞ và Đại học Bilkent đã thành lập một tổ hợp để phát triển một radar sóng milimet tiên tiến (MILDAR), tương tự như Longbow và radar IAI/ELTA (dự định đưa vào hoạt động vào năm 2009), đã được hoàn thành thành công vào tháng 2/2012. Cũng vào năm 2007, có thông tin cho rằng một máy bay trực thăng sẽ được Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ giữ lại và được sử dụng làm máy bay thử nghiệm trong phát triển hệ thống.

50 chiếc còn lại sẽ được chuyển giao cho Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, sẽ được đặt tên là T-129B. Tháng 11/2010, Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt hàng thêm 9 chiếc trực thăng T129 để nâng tổng số chiếc trực thăng đã đặt hàng lên 60 chiếc. Những chiếc T-129 này phục vụ yêu cầu hoạt động khẩn cấp của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và được TAI chế tạo để giao vào năm 2012. Tháng 2/2019, Defense Industries (SSB) đã ký hợp đồng với Turkish Aerospace (TUSAŞ) để phát triển một máy bay trực thăng tấn công hạng nặng dựa trên Atak, được đặt tên là Atak-II.

Ngày 25/4/2015, một cặp T-129 đã được sử dụng chiến đấu lần đầu tiên trong một chiến dịch chống khủng bố ở tỉnh Siirt của Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 10/2/2018, trong chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở Afrin, một chiếc T129 của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bị bắn hạ bởi hỏa lực phòng không YPG của người Kurd tại huyện Kırıkhan của tỉnh Hatay.

Ankara tích cực tiếp thị trực thăng đa nhiệm này đối với Islamabad. Tháng 6/2016, một chiếc T-129 đã được gửi đến Pakistan để thử nghiệm, nơi nó được kiểm tra về khả năng hoạt động ở độ nóng cao và độ bền. Tháng 11/2016, TAI tuyên bố họ đang chờ Pakistan mở các cuộc đàm phán. Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa đồng ý bán T-129 cho Pakistan. Ngày 25/5/2018, có thông tin Pakistan đã ký một thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ để mua 30 chiếc T-129.

Tháng 9/2018, Brazil đã thể hiện sự quan tâm đến việc mua T-129 với việc các quan chức quân đội đến thăm Thổ Nhĩ Kỳ; tháng 3/2019, 10 phi công của Quân đội Brazil đã nhận được chứng chỉ hoàn thành các chuyến bay thử nghiệm T-129 tại Forte Ricardo Kirk, Taubaté. Tuy nhiên, kể từ tháng 8/2018, do không xin được giấy phép xuất khẩu cần thiết từ Bộ Quốc phòng Mỹ đối với động cơ LHTEC T800-4A cho T-129, nhà sản xuất đã tìm kiếm một động cơ thay thế để Thổ Nhĩ Kỳ có thể hoàn tất thương vụ. Năm 2021, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu thay thế LHTEC T800 bằng động cơ TEI TS1400 bản địa của mình.

 

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm