Khẩu tiểu liên đặc biệt của Israel: Ngoại hình như Tavor của Việt Nam
Được sản xuất bởi IWI, khẩu tiểu liên Tavor X95 là phiên bản thu nhỏ của khẩu tiểu liên Tavor được Hải quân Đánh bộ Việt Nam sử dụng nhưng sử dụng cỡ đạn nhỏ hơn.
Súng trường tấn công Galil: "AK-47" của người Do Thái / Ảnh Súng trường CKC bắn vỡ gạch cứng và cày tung mặt đất
Khẩu tiểu liên này được ra đời vào năm 2009 và được sử dụng bởi quân đội nhiều nước trên thế giới suốt từ khi ra đời tới nay, đặc điểm của MTAR đó là nó nhỏ gọn nhưng vẫn có uy lực cao cùng chiều dài nòng súng lớn. Nguồn ảnh: Gunsb.
Dù có thiết kế bên ngoài gần như tương đồng, nhưng MTAR lại rất dễ phân biệt với khẩu TAR-21 do nó có kích thước nhỏ hơn hẳn. Trọng lượng tổng cộng của khẩu tiểu liên MTAR chỉ vào khoảng 3,5 kg và có chiều dài từ 580 tới 670mm tuỳ phiên bản. Nguồn ảnh: Gunsb.
Tuỳ từng phiên bản, chiều dài nòng súng của khẩu MTAR sẽ từ 279mm cho tới tối đa 419mm. Mỗi phiên bản của MTAR sẽ sử dụng một loại đạn khác nhau, trong đó bao gồm các cỡ đạn phổ biến như 9x19mm, 7,62x35mm, 5,45x39mm hay các cỡ đạn dị như 5,56x30mm. Nguồn ảnh: Gunsb.
Súng vẫn sử dụng cơ cấu bắn huyền thoại đó là trích khí khoá nòng và thoi xoay. Riêng với phiên bản tiểu liên MTAR sử dụng cỡ đạn 9x19mm, súng sử dụng cơ cấu khoá nòng kín. Nguồn ảnh: Gunsb.
Tốc độ bắn của khẩu súng tiểu liên này vào khoảng từ 750 viên cho tới 950 viên mỗi phút khi bắn tự động. Do có nòng súng dài hơn với kiểu thiết kế bullpup, MTAR có uy lực bắn tốt hơn nhiều so với các khẩu tiểu liên thông thường và độ giật của súng cũng cao hơn. Nguồn ảnh: Gunsb.
Về cơ bản, khẩu súng tiểu liên này vẫn có thiết kế rất gọn, cho phép xạ thủ dễ dàng xoay sở khi sử dụng trong môi trường chật hẹp, kèm theo đó là các rãnh kỹ thuật ở trên thân súng cũng như ở ốp cầm tay để có thể gắn thêm nhiều loại phụ kiện bên ngoài. Nguồn ảnh: Gunsb.
Hiện tại trên thế giới đang có hơn 20 quốc gia sử dụng tiểu liên MTAR trong biên chế của mình, trong đó có cả các quốc gia hiện đại như Mỹ cũng trang bị khẩu tiểu liên này trong lực lượng đặc nhiệm của mình. Nguồn ảnh: Gunsb.
Một vài quốc gia Đông Nam Á khác như Singapore, Thái Lan và Philippines cũng trang bị Tavor trong biên chế cho lực lượng đặc nhiệm. Mặc dù Việt Nam đã quen với khẩu TAR-21 tuy nhiên quân đội nước ta không ghi nhận có sử dụng khẩu súng tiểu liên này trong biên chế của mình. Nguồn ảnh: Gunsb.
Các chuyên gia nhận định, sở dĩ MTAR rất phổ biến do nó có nhiều phiên bản sử dụng với nhiều cỡ đạn khác nhau, ngoài ra khẩu tiểu liên này còn có thiết kế hiện đại, rất được ưa thích bởi binh lính các nước trên thế giới. Nguồn ảnh: Gunsb.
Theo Tuấn Anh/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Khẩu tiểu liên IWI Tavor X95 hay còn được biết tới với tên gọi khác là Micro Tavor, MTAR hay MTAR-21 là khẩu tiểu liên Bullpup được thiết kế giống hệt khẩu súng trường tấn công Tavor hiện đang được Hải quân Đánh bộ Việt Nam sử dụng chỉ có điều nhỏ hơn và dùng cỡ đạn cũng nhỏ hơn. Nguồn ảnh: Gunsb.