Khó coi những thiết giạm hạm xấu xí nhất từng được hạ thuỷ
Thiết giáp hạm từng là loại tàu chiến mang tính "giải quyết chiến trường" trên biển, tuy nhiên nhiều thiết kế của loại tàu chiến này quá nặng về hiệu năng chiến đấu mà quên mất cả tính... thẩm mỹ.
"Tàu ngầm bò sát" độc đáo SMX-26 của Pháp / Vì sao Việt Nam từ chối tàu tên lửa tấn công nhanh Catran của Nga?
Lớp thiết giáp hạm này được đưa vào sử dụng từ cuối thế kỷ 19 và tồn tại cho tới hết Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Về cơ bản Ekaterina II là lớp thiết giáp hạm không có gì đặc biệt trừ vể ngoài được thiết kế như một tàu chở khách. Nguồn ảnh: BI.
Thậm chí, loại thiết giáp hạm này còn có hiệu năng chiến đấu cực kỳ kém cỏi và chỉ 40 năm sau khi chúng được ra đời, tất cả đều bị Liên Xô bán cho Pháp để rã sắt vụn. Nguồn ảnh: BI.
Một lớp thiết giáp hạm của Nga mang tên Gangut cũng nằm trong bảng xếp hạng này. Lớp thiết giáp hạm này không chỉ xấy mà còn có thiết kế cực kỳ tệ với phần lớn nòng pháo của nó có góc bắn quá hẹp. Nguồn ảnh: BI.
Tổng cộng các theiets giáp hạm lớp Gangut có tới 16 pháo phụ và 12 pháo chính. Tuy nhiên, các pháo phụ của lớp tàu này được đặt ở thành tàu và có góc bắn rất hạn chế, không thể cùng lúc khai hoả cả 8 khẩu ở cùng một mạn tàu vào cùng một mục tiêu. Nguồn ảnh: BI.
Lớp tàu chiến này được Hải quân Nga hoàng và Hải quân Liên Xô sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất và tới tận Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ngay sau đó nó đã bị rã sắt vụn bởi sự vô dụng và cồng kềnh mà nó mang lại. Nguồn ảnh: BI.
Đứng thứ ba trong bảng xếp hạng này là tàu chiến HMS Agincourt của Hải quân Hoàng gia Anh. Thực tế đây là một trong những tàu chiến có nhiều chủ nhất trong lịch sử. Nguồn ảnh: BI.
Ban đầu, thiết giáp hạm này có tên Rio de Janeiro và được hải quân Brazil cho ra đời từ năm 1913 nhưng ngay sau đó, nhận thấy lỗi thiết kế khiến nó quá vô dụng Hải quân Brazil đã bán tháo nó cho phía Ottoman ngay trong năm 1913 này. Nguồn ảnh: BI.
Tới chiến tranh Thế giới thứ nhất, Hải quân Anh đã bắt giữ và tịch thu làm chiến lợi phẩm tàu chiến này từ phía Ottoman, tuy nhiên, cũng chỉ tới năm 1921, thiết giáp hạm này cũng bị cho về hưu. Nguồn ảnh: BI.
Thiết giáp hạm Fuso được Nhật hạ thuỷ trong giai đoạn diễn ra Chiến tranh Thế giới thứ nhất cũng từng được coi là thảm hoạ trong thiết kế với phần kiến trúc thượng tầng không thể xấu hơn. Nguồn ảnh: BI.
Cụ thể, chiếc thiết giáp hạm này có phần tháp chỉ huy và đài quan sát được thiết kế cực kỳ chồng chéo nhau và trông rất... chênh vênh, dễ đổ. Nguồn ảnh: BI.
Tới trước chiến tranh thế giới thứ hai, Hải quân Nhật đã tiến hành hiện đại hoá lại thiết giáp hạm lớp Fuso và ngay lập tức, phần tháp chỉ huy cồng kềnh này đã bị đập đi làm lại. Nguồn ảnh: BI.
Cuối cùng là thiết giáp hạm lớp Nelson của Hải quân Hoàng gia Anh. Loại thiết giáp hạm này được ra đời từ năm 1927 và được sử dụng vỏn vẹn đúng 20 năm trước khi bị cho về hưu. Nguồn ảnh: BI.
Khi vực tháp chỉ huy của thiết giáp hạm lớp Nelson được thiết kế rất tù túng, mặc dù có chiều cao lớn nhưng lại gần như bị bịt kín, có rất ít ô cửa sổ và lối thông thoáng khiến cho toàn bộ phần kiến trúc thượng tầng này có dáng vể của một... nhà tù. Nguồn ảnh: BI.
Thậm chí, thiết kế của Nelson còn mắc lỗi nghiêm trọng đó là không có pháo đuôi. Trong trường hợp bị đối phương tiếp cận từ phía sau, thiết giáp hạm này chỉ có thể xoay thân và bắn từ phía mạn sườn chứ không thể vừa bỏ chạy, vừa khai hoả về phía đối phương được. Nguồn ảnh: BI.
Theo Tuấn Anh/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Một trong những loại thiết giáp hạm xấu nhất từng được hạ thuỷ đó là thiết giáp hạm lớp Ekaterina II của Hải quân Nga hoàng. Nguồn ảnh: BI.