Kho pháo khổng lồ phương Tây viện trợ cho Ukraine
Ukraine tiết lộ UAV "cá mập" / Sức mạnh tên lửa diệt hạm Kh-32 Nga dùng tấn công mục tiêu mặt đất ở Ukraine
Dòng viện trợ vũ khí của phương Tây chảy vào Ukraine có thể khiến quân đội nước này sở hữu một trong những kho trọng pháo quy mô nhất thế giới.
Nhiều nước NATO đã gửi hoặc hứa gửi cho Ukraine nhiều loại vũ khí khác nhau, từ lựu pháo tự hành giống xe tăng (đặt trên khung xe có bánh xích) đến pháo có bánh giống ô tô bọc thép, và các loại pháo kéo bằng xe tải.
Cùng với tiến trình xung đột quân sự, Ukraine đang cạn dần đạn dược thời Xô viết và các loại pháo phương Tây đang chiếm ưu thế dần trong kho vũ khí của Ukraine.
Dưới đây là một số loại lựu pháo mà Ukraine đang sử dụng trên chiến trường:
Caesar
Khẩu Caesar của Pháp là lựu pháo 155m đặt trên xe tải 6 bánh.
Nặng khoảng 20 tấn, pháo Caesar có thể bắn xa tới 40km nếu dùng đạn thường và tới 48km nếu dùng đạn có hỗ trợ của rocket.
Pháp đã chuyển giao cho Ukraine 18 khẩu Caesar và có thể chuyển thêm 12 khẩu nữa.
M777
Lựu pháo này có cỡ nòng 155mm, được quân đội Mỹ, Australia, Canada, Ấn Độ và Nam Phi sử dụng. Mỹ, Canada và Australia đã gửi hơn 170 cỗ pháo M777 cùng đạn dược sang Ukraine.
Khẩu pháo nặng 5 tấn này, dựa trên một thiết kế của Anh, có thể bắn đạn thông thường bay xa tới 25km, và bắn đạn có động cơ rocket bay xa tới 30km.
Với các loại đạn dẫn đường chính xác như M982 Excalibur, pháo M777có thể bắn xa tới 40,2km.
Pháo có thể đặt cố định và kéo sang vị trí bắn mới chỉ trong 3 phút.
Hãng BAE Systems (sản xuất M777) đang xem xét tái khởi động sản xuất loại vũ khí này sau khi người ta nhận thấy hiệu quả của pháo trên chiến trường Ukraine.
M198
Được triển khai lần đầu vào năm 1979, M198 đã bị M777 thay thế trong Lục quân và Thủy quân lục chiến Mỹ vào khoảng năm 2005.
M198 là một vũ khí nặng hơn - khoảng 8 tấn, gần gấp đôi trọng lượng của M777. Pháo có tầm bắn tương tự M777 nếu dùng đạn tiêu chuẩn.
Trong bối cảnh chiến sự Ukraine kéo dài và khốc liệt, Lầu Năm Góc đã lôi các khẩu pháo cũ này ra khỏi kho và cung cấp cho Ukraine.
M119/L119
Khẩu lựu pháo 105mm L119 của Anh trở thành khẩu M119 trong quân đội Mỹ. Chỉ nặng 2 tấn, pháo này được thiết kế dành cho không vận và bộ binh hạng nhẹ. Do trọng lượng nhẹ và cỡ nòng nhỏ, tầm bắn của pháo giảm xuống, còn chưa đến 19,3km.
PzH 2000
Đức và Hà Lan đã cung cấp cho Ukraine 10 trong số các khẩu lựu pháo tự hành 155m bọc thép Panzerhaubitze 2000 do Đức thiết kế.
Nặng 57 tấn, khẩu PzH 2000 này có thể bắn đạn tiêu chuẩn với tầm bắn lên tới khoảng 40km. Nếu dùng đạn tầm xa đặc biệt, cự ly bắn sẽ lên tới 64km.
Zusana-2
Đây là pháo tự hành 155m có bánh của Slovakia. Các nước Đức, Đan Mạch và Na Uy đang mua 16 khẩu pháo nặng 32 tấn này để cung cấp cho Ukraine. Pháo bắn đạn tiêu chuẩn của NATO.
RCH-155
Đây là loại lựu pháo tự hành có bánh cỡ nòng 155m mới của Đức.
Cỗ pháo nặng 39 tấn này sử dụng khung xe thiết giáp chở quân Boxer. Đức đã hứa cung cấp 18 khẩu RCH-155 cho Ukraine, mặc dù việc sản xuất sẽ mất ít nhất 3 năm.
M109
Loại pháo này phổ biến trong quân đội các nước phương Tây từ đầu thập niên 1960. M109 là lựu pháo tự hành 155m có vỏ giáp như xe tăng, nặng từ 28-35 tấn.
Các mẫu cũ hơn bắn xa khoảng 22,5km. Mẫu M109A7 Paladin mới hơn bắn xa 30km nếu dùng đạn có động cơ rocket và bắn xa 40km nếu dùng đạn dẫn đường Excalibur.
Một số nước, bao gồm Na Uy, Bỉ và Anh, đã gửi hoặc cam kết gửi các mẫu M109 cho Ukraine.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025