Khoản đầu tư của Nga vào hệ thống phòng không S-400 thành công vượt quá mọi sự mong đợi
Clip: “Ngựa thồ” chiến lược của Không quân Mỹ C-5M Super Galaxy / Clip: V-280 Valor - Máy bay lưỡng thể thế hệ mới của Mỹ
Khoản đầu tư của Nga vào việc phát triển hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf đã thành công vượt quá mọi sự mong đợi, tạp chí Military Watch (MW- Mũ) đánh giá.
S-400 là hệ thống phòng không được sử dụng rộng rãi nhất ở Nga. Theo các nhà báo Mỹ, sau khi Liên Xô tan rã, Moskva đã đặt một khoản cược lớn vào tổ hợp vũ khí này và họ đã không phải thất vọng.
“Dù số tiền mua S-400 cao gấp đôi so với máy bay chiến đấu, song tổng thể thì chi phí cho hệ thống phòng không này lại tiết kiệm hơn nhiều trong việc bảo vệ không phận Nga".
"Nguyên nhân chủ yếu theo như giải thích là do chi phí đào tạo nhân sự và vận hành tương đối thấp so với máy bay chiến đấu hiện đại”, các nhà phân tích của ấn phẩm Mỹ cho biết.
Tờ Military Watch tuyên bố rằng S-400 Triumf có một số lợi thế rõ ràng so với máy bay chiến đấu. Điển hình như tiêm kích yêu cầu các căn cứ không quân và cơ sở hạ tầng phức tạp đi kèm.
Trong khi đó, các hệ thống phòng không di động như S-400 hoàn toàn có thể được triển khai lại và hành quân cơ động, nhanh chóng trực chiến ngay cả ở những khu vực chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.
Hơn nữa, việc phát triển và triển khai S-400 không chỉ có tác động tích cực đến khả năng phòng thủ của Liên bang Nga mà còn tạo động lực cho sự phát triển của toàn bộ tổ hợp công nghiệp quân sự.
Vào đầu thế kỷ 21, khu vực phòng thủ của Nga bị đánh giá là tương đối yếu và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ phát triển của hệ thống phòng không tầm xa nói trên.
Trong thập niên 1990, chương trình S-400 bị chậm lại và gần như dừng hoàn toàn, chỉ đến đầu những năm 2000, tình hình mới thay đổi. Các khoản đầu tư nghiêm túc đã được phân bổ trong tổ hợp công nghiệp quân sự, nhờ đó dự án S-400 đã hoàn thành.
“Vào tháng 8 năm 2000, Điện Kremlin đã phê duyệt một chương trình mới nhằm hỗ trợ phát triển và sản xuất tổ hợp phòng không S-400 Triumf bằng cách trẻ hóa ngành công nghiệp tên lửa Nga".
"Cụ thể, thừa lệnh từ Điện Kremlin, Bộ Quốc phòng Nga đã ra lệnh xây dựng ba cơ sở lớn mới để sản xuất các hệ thống tên lửa tầm xa này”, các nhà quan sát của tạp chí Military Watch nhớ lại.
Trong quá trình triển khai dự án S-400, phía Nga đã tìm cách vô hiệu hóa sự phụ thuộc vào các thành phần nước ngoài. Thực tế là nhiều linh kiện trong hệ thống phòng không thế hệ trước, chẳng hạn như S-300, được sản xuất tại các doanh nghiệp Ukraine.
Trong hệ thống mới, Nga không chỉ loại bỏ các thành phần của Ukraine mà còn cả Belarus, thay thế chúng bằng sản phẩm trong nước. Cụ thể, xe tải MAZ-543M của Minsk đã được thay thế bằng sản phẩm của Nga thuộc họ BAZ-6402.
“S-400 đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc tăng cường khả năng phòng không của Nga, vốn trước đây bị hạn chế và có thể trở nên lỗi thời trong thời đại máy bay chiến đấu tàng hình, mà còn kích thích đáng kể ngành công nghiệp địa phương".
"S-400 cho phép nước này đáp ứng hiệu quả các đơn đặt hàng xuất khẩu, cũng như nhu cầu trong nước và tương lai là sản xuất các hệ thống tên lửa tinh vi hơn, chẳng hạn như S-500”, các chuyên gia Mỹ nhận định.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Tổng thống Donald Trump nhậm chức: Giá vàng thay đổi chóng mặt, Việt Nam sẽ ảnh hưởng như thế nào?
Quá khứ 'hot boy nổi loạn' của Tổng thống Donald Trump và cú thay đổi ngoạn mục sau khi chuyển trường
Vì sao Tổng thống Donald Trump tuyệt đối không nhắc đến Nga hay Ukraine khi phát biểu nhậm chức?
Bí ẩn chiếc vali hạt nhân và tấm thẻ nhựa ông Donald Trump được trao trong lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ
Những điều mong đợi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2025