Quốc tế

Không cắt được nguồn cung dầu Nga; đồng Nhân dân tệ "lên ngôi": Quan chức Mỹ lo sốt vó

Việc Mỹ tăng các lệnh trừng phạt với Nga dường như đang đẩy các quốc gia về phía Nga và Trung Quốc.

Tổng thống Zelensky hé lộ "địa điểm phù hợp" để đàm phán với Nga / Ukraine phản hồi tối hậu thư "buông vũ khí, đầu hàng" của Nga ở Mariupol

Đồng Nhân dân tệ "lên ngôi"?

Thông tin về việc Ả Rập Xê-út đang cân nhắc chấp nhận đồng nhân dân tệ để bán dầu cho Trung Quốc đã khiến các chính trị gia phương Tây lo lắng. Nhiều người dường như đã nhận ra các lệnh trừng phạt đối với người Nga chỉ đang đẩy nhiều quốc gia về phía Nga và Trung Quốc.

Trong một đoạn phát biểu trên Fox News Sunday, Thượng nghị sĩ Ben Sasse cho rằng: "Việc Ả Rập Xê-út định giá một số mặt hàng dầu mỏ của họ bằng tiền Trung Quốc, hoặc ngầm ẩn rằng đó là điều họ hướng tới... là một điều rất, rất tồi tệ".

Tuần trước, The Wall Street Journal đưa tin Ả Rập Xê-út đang "tích cực đàm phán với Bắc Kinh để định giá một số lượng dầu bán cho Trung Quốc bằng đồng Nhân dân tệ".

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.


Phần lớn thế giới đang tìm cách tăng cường dự trữ dầu trong bối cảnh Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo rằng giai đoạn này có thể là "cuộc khủng hoảng nguồn cung lớn nhất trong nhiều thập kỷ", vì có bằng chứng cho thấy những nỗ lực của Hoa Kỳ và EU nhằm ngăn chặn khí đốt của Nga khỏi các phương tiện và khu dân cư của phương Tây cuối cùng có thể phản tác dụng.

Ông Sasse cho rằng Mỹ "nên liên tục cấp vũ khí" cho Ukraine và rằng "đánh bại ông Vladimir Putin là cách duy nhất để ngăn Trung Quốc có thể thay thế đồng đô la Mỹ".

Dù vậy, ông không phải là quan chức cấp cao duy nhất của Mỹ bày tỏ nguy cơ rằng quá trình phi đô la Mỹ hóa đang được thúc đẩy bởi các lệnh trừng phạt trên phạm vi rộng đối với Nga.

Bên ngoài phạm vi châu Âu và Mỹ, động lực để sử dụng những đồng tiền không phải đô la Mỹ đã ngày càng lớn hơn kể từ khi Washington cấm vận và hạn chế Iran và Venezuela tham gia thương mại quốc tế trong 4 năm qua.

 

Loại bỏ nguồn cung Nga

Đồng đô la Mỹ đã đóng vai trò là chuẩn mực toàn cầu cho doanh số bán dầu quốc tế kể từ những năm 1970, khi Hoa Kỳ đạt được thỏa thuận với Ả Rập Xê-út để tiêu chuẩn hóa giá dầu tính theo đồng đô la, một thỏa thuận dẫn đến việc tạo ra cái gọi là "petrodollar". Theo Quartz, 80% giao dịch dầu toàn cầu hiện được tính bằng đô la Mỹ.

Hiện tại, dường như nỗ lực của Mỹ nhằm loại bỏ nguồn cung của Nga khỏi các thị trường dầu mỏ toàn cầu có vẻ không được ủng hộ tại một số quốc gia có ảnh hưởng ở Trung Đông, châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh.

Các nước lớn trong khu vực như Ấn Độ, Nam Phi và Mexico đều đã đưa ra tuyên bố công khai từ chối đứng về phía phương Tây liên quan đến hoạt động quân sự đặc biệt của Moscow ở Ukraine, cho thấy sự sẵn sàng ngày càng tăng của các quốc gia trong việc loại bỏ độc quyền của Mỹ trong quan hệ thương mại toàn cầu.

Tuần trước, Tổng thống Nam Phi Cryil Ramaphosa đã công khai tuyên bố ủng hộ cái gọi là "nỗ lực phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine" của Nga, lưu ý rằng tình hình hiện nay "có thể tránh được nếu NATO chú ý đến những cảnh báo từ các nhà lãnh đạo và quan chức của chính họ trong những năm qua về việc mở rộng về phía Đông".

 

"Xuất khẩu dầu của Nga sang Ấn Độ đã tăng gấp 4 lần trong tháng này", tờ Financial Times viết hôm 18/3.

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm