Quốc tế

Không có lệnh trừng phạt, khủng hoảng Ukraine vẫn có thể làm gián đoạn dòng chảy dầu, than và khí gas

Cuộc khủng hoảng giữa Nga và Ukraine gia tăng có thể làm gián đoạn dòng chảy trên toàn cầu đối với các mặt hàng năng lượng, ngay cả khi các cường quốc phương Tây không áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu từ Nga.

Tổng thống Zelensky: Quân đội Ukraine sẽ không hạ vũ khí / Căng thẳng Nga - Phương Tây: “Vũ khí hạt nhân tài chính” và những tác động kinh tế

Cho đến nay, không có biện pháp nào liên quan đến vấn đề Ukraine nhằm vào xuất khẩu dầu thô, than đá hoặc khí đốt tự nhiên của Nga, kể cả khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) vận chuyển bằng đường ống hoặc tàu thủy.

Đó có lẽ là sự thừa nhận ngầm về tầm quan trọng của Nga đối với việc cung cấp cho toàn cầu những mặt hàng này, và đặc biệt là đối với khí đốt tự nhiên – mặt hàng mà Nga đáp ứng khoảng 40% nhu cầu hàng năm của châu Âu.

Nhưng ngay cả khi Mỹ, châu Âu và các quốc gia đồng minh khác như Nhật Bản và Hàn Quốc quyết định không áp dụng các biện pháp chống lại hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga, thì nhiều khả năng các công ty tư nhân vẫn hạn chế nhập hàng hóa Nga.

Rủi ro khi kinh doanh với khu vực Đông Âu đang nóng lên sẽ trở nên quá lớn mà nhiều công ty phải gánh chịu, ngay cả khi không có lệnh trừng phạt.

Một minh chứng rõ ràng cho điều này là các báo cáo cho biết một tàu chở than do công ty kinh doanh hàng hóa Cargill thuê đã bị trúng đạn ở Biển Đen thuộc vùng biển Ukraine vào hôm thứ Năm (24/2). Do đó, các chuyên gia của Reuters cho rằng sẽ có rất ít công ty thương mại, vận chuyển và bảo hiểm sẽ sẵn sàng đối mặt với rủi ro giao dịch với hàng hóa từ Nga bởi rủi ro từ nhiều phía: Bị trúm bom đạn lạc, các vấn đề thanh toán vì lệnh trừng phạt tài chính, nguy cơ không giao được hàng nếu phương tây áp dụng các biện pháp khác đối với Nga…

Vậy, thương mại những mặt hàng này trên thực tế có thể sẽ diễn ra theo xu hướng như thế nào?

Đây có thể sẽ là một quá trình kéo dài, có thể là hàng tháng, thậm chí lâu hơn nữa.

Xuất khẩu hàng hóa năng lượng của Nga dự báo sẽ tiếp tục diễn ra như hiện nay trong một thời gian khá dài nữa, nhưng sau đó khả năng sẽ có sự thay đổi.

Không có lệnh trừng phạt, khủng hoảng Ukraine vẫn có thể làm gián đoạn dòng chảy dầu, than và khí gas - Ảnh 1.

Khách hàng mua dầu lớn nhất của Nga là Trung Quốc.

Dầu thô

Theo dữ liệu của Refinitiv Oil Research, Nga đã cung cấp khoảng 2,66 triệu thùng dầu thô mỗi ngày qua đường biển cho châu Âu vào tháng 2, và thường xuyên xuất khẩu trên 2 triệu thùng mỗi tháng.

Mức chênh lệch giá giữa dầu Urals và dầu tham chiếu quốc tế đã giảm xuống thấp nhất mọi thời đại, thấp hơn 11 USD/thùng vào ngày 24/2.

Căng thẳng ở Ukraina gia tăng, các nhà lọc dầu châu Âu sẽ trở nên lưỡng lự khi mua dầu thô của Nga. Khu vực này thường nhập khẩu dầu Urals của Nga. Dầu Nga sau đó dự báo sẽ chuyển hướng sang thị trường Trung Quốc. Nhưng để vận chuyển dầu Nga sang Trung Quốc sẽ phải đi chặng đường dài qua Kênh đào Suez hoặc quanh Mũi Hảo vọng, làm tăng thêm chi phí vận chuyển. Điều này có nghĩa là các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc có khả năng sẽ yêu cầu bên bán chiết khấu nhiều hơn nữa khi họ mua dầu Urals, do đó khối lượng xuất khẩu sang Trung Quốc dù tăng cũng khó có thể bằng khối lượng xuất khẩu sang Châu Âu như hiện nay.

Nga cũng cung cấp dầu thô cho châu Á, là loại ESPO đang được ưa chuộng, đặc biệt là bởi các nhà máy lọc dầu độc lập của Trung Quốc.

 

Theo Refinitiv, Nga đã xuất khẩu 1,29 triệu thùng dầu thô mỗi ngày qua đường biển trong tháng 2 này, với phần lớn trong số đó, khoảng 718.000 thùng/ngày, hướng tới Trung Quốc. Ngoài ra, Nga cũng xuất khẩu khoảng 572.000 thùng dầu hô mỗi ngày đến các khách hàng châu Á khác, bao gồm khoảng 126.000 thùng/ngày đến Nhật Bản và 355.000 thùng/ngày đến Hàn Quốc. Nhưng dòng chảy này chưa biết liệu có duy trì trong những tháng tới hay không, có nghĩa là Nga sẽ tìm kiếm thị trường mới hoặc cố gắng gia tăng khối lượng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Ngược lại, các nhà máy lọc dầu của châu Âu, cũng như các nhà máy ở Nhật Bản và Hàn Quốc, sẽ tìm cách tăng cường nhập khẩu từ các nhà cung cấp thay thế, và với bản chất nguồn cung trên thị trường dầu thô toàn cầu bị thắt chặt như hiện tại của thị trường dầu thô toàn cầu, điều này sẽ trở nên khó khăn.

Có khả năng áp lực sẽ tăng lên đối với các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ trong việc thúc đẩy sản lượng nhanh chóng và từ bỏ thỏa thuận sản lượng hiện tại mà họ có với tư cách là một phần của nhóm OPEC rộng lớn hơn, bao gồm Nga, đặc biệt nếu giá dầu thô Brent tham chiếu kỳ hạn tương lai giữ trên mức 100 USD thùng.

Không có lệnh trừng phạt, khủng hoảng Ukraine vẫn có thể làm gián đoạn dòng chảy dầu, than và khí gas - Ảnh 2.

Giá dầu Brent vượt 100 USD/thùng.

Than và khí gas

 

Nga cũng cung cấp than cho châu Âu, khối lượng vận chuyển bằng đường biển trong tháng 2 theo Refinitiv là 3,27 triệu tấn.

Một lần nữa, hoạt động thương mại này có thể trở thành rủi ro cao đối với các công ty Âu, có nghĩa là họ sẽ phải tranh giành để mua than từ Mỹ, Colombia và Nam Phi, dẫn tới thị trường than than vận chuyển bằng đường biển toàn cầu có thể trở nên thắt chặt, đặc biệt nếu Nhật Bản, nước đã mua 1,18 triệu tấn than của Nga vào tháng Giêng, tìm cách mua từ các nhà cung cấp khác.

Giá than nhiệt của Australia xuất từ cảng Newcastle hôm 24/2 được GlobalCOAL báo ở mức 244,29 USD tấn, so với 226,39 USD trước đó một tuần.

Đặc biệt, khí đốt tự nhiên là vấn đề càng khó khăn hơn đối với châu Âu, do khu vực này phụ thuộc vào Nga và thiếu các giải pháp thay thế sẵn có.

Châu Âu có thể tìm cách mua càng nhiều LNG càng tốt, nhưng cái giá phải trả sẽ rất đắt đỏ, có thể thấy qua việc giá khí đốt kỳ hạn tương lai trên tị trường châu Á hôm 24/2 tăng 28% lên mức cao nhất trong hai tháng, là 37,01 USD/mmBtu.

 

Theo thời gian, châu Âu có thể mua thêm LNG từ Mỹ và Qatar, những quốc gia hiện đang xây dựng công suất mới đáng kể và họ có thể tìm cách tối đa hóa sản lượng của lục địa này, chủ yếu từ Biển Bắc.

Châu Âu cũng có thể đầu tư mạnh vào sản xuất pin tái tạo và dự trữ pin, nhưng trong ngắn hạn đến trung hạn, lục địa này vẫn phụ thuộc vào Nga.

Tham khảo: Refinitiv

 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm