Quốc tế

Không để Mỹ-NATO "sờ đến" bí mật của soái hạm Moskva chìm gần Ukraine, Nga sẽ làm gì?

Soái hạm Moskva đầy ắp tên lửa tối tân cùng các thiết bị điện tử tinh vi đang nằm dưới đáy Biển Đen gần Ukraine, nếu để Mỹ và NATO "sờ đến" thì sẽ cực kỳ bất lợi cho Nga.

Tổng thống Zelensky tuyên bố: Ukraine sẵn sàng chiến đấu với Nga "trong 10 năm" / Lãnh đạo Chechnya đáp trả tuyên bố "chiến đấu 10 năm" của Tổng thống Ukraine: Sẽ kết thúc nhanh gọn!

Mới đây Thuyền trưởng dự bị hạng 1 Sergei Gorbachev, người từng phục vụ trong Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga, hiện là Giám đốc điều hành viện Nghiên cứu các nước SNG ở tp.Sevastopol, đã chia sẻ với Riafan.ru một vài nhận định về số phận tàu tuần dương Moskva sau khi soái hạm tối tân này bị chìm gần Ukraine.

Cho đến hiện tại các thông tin cụ thể về nó vẫn chưa được công khai như tàu bị chìm ở khu vực nào, độ sâu bao nhiêu, thiệt hại do chiến đấu gây ra, mức độ ra sao, nó đã thực sự nằm cố định dưới đáy Biển Đen hay chưa, không ai biết.

Chuyên gia Gorbachev chia sẻ:

"Nhiều yếu tố phải cân nhắc trước khi đưa ra quyết định xử lý như thế nào. Chắc chắn, tôi nghĩ như vậy, tại khu vực này, nơi con tàu đang nằm dưới đáy biển, được bảo vệ bởi lực lượng của chúng tôi.

Điều này được thực hiện nhằm đảm bảo rằng không kẻ nào có thể tiếp cận nó để thực hiện bất kỳ công việc tháo dỡ nào dưới nước – sau cùng, tàu tuần dương chìm trong tình trạng đầy đạn, có tên lửa đạn dược, với thiết bị kỹ thuật,..."

Không để Mỹ-NATO sờ đến bí mật của soái hạm Moskva chìm gần Ukraine, Nga sẽ làm gì? - Ảnh 1.
Soái hạm Moskva là một trong những tàu tuần dương có sức mạnh đáng gờm nhất của Hải quân Nga

Ông cũng nhớ lại sự việc vào năm 1974, khi con tàu chống ngầm cỡ lớn Courageous bị chìm gần Sevastopol khiến 24 thủy thủ và học viên hy sinh.

Con tàu chìm ở độ sâu hơn 160m, các thợ lặn đã xuống dưới đó, họ làm việc, tháo dỡ vài thứ, nhưng đến giai đoạn mùa thu đông bắt đầu, ban lãnh đạo đã cân nhắc mọi thứ, tính toán kỹ và quyết định cho nổ phá hủy toàn bộ con tàu cùng phương tiện kỹ thuật và các vũ khí không thể tháo rời khỏi nó.

Vụ việc thứ hai xảy ra cách đây vài năm khi tàu trinh sát Liman bị đâm chìm bởi tàu dân sự gần eo biển Bosphorus, may mắn đã không có ai bị thiệt mạng. Nhưng xét đến đặc thù lãnh thổ nơi nó bị chìm ( ngoài khơi Thổ Nhĩ Kỳ) nó đã được định đoạt số phận là đặt mìn phá hủy ngay tại chỗ.

Cựu sĩ quan hải quân Nga Sergey Gorbachev kết luận:

"Tình hình thực tế cho thấy soái hạm Moskva được trang bị đạn được đầy đủ bao gồm tên lửa tấn công, chỉ dấu này cho thấy rằng một số công việc sẽ được tiến hành, dường như phương án quyết định về số phận của nó đã có, nhưng cũng rất khó để hình dung họ sẽ kết thúc thế nào và mục tiêu là gì.

 

Tất nhiên, với một mong muốn mạnh mẽ, con tàu có thể được trục vớt, nhưng ở đây đó là một vấn đề cực kỳ khó khăn và phức tạp".

Tuần dương hạm có sức mạnh đáng gờm nhất của Hải quân Nga

Tuần dương hạm Moscow lớp Slava là chiếc đầu tiên thuộc Đề án 1164 Atlant, được thiết kế để thực hiện nhiệm vụ tấn công các tàu mặt nước cỡ lớn, đặc biệt là tàu sân bay. Ngoài ra, nó có thể đảm nhận vai trò phòng không hạm đội và yểm trợ hỏa lực.

Tuần dương hạm lớp Slava có kích thước khổng lồ với lượng giãn nước đầy tải 12.500 tấn; chiều dài 186,4 m; chiều rộng 20,6 m; mớn nước 8,4 m; Thủy thủ đoàn trên tàu tuần dương lớp Slava là 485 người (trong đó có 66 sĩ quan).

Tàu có thể chạy với tốc độ tối đa 32 hải lý/h, tầm hoạt động 7.500 hải lý (12.100 km) khi chạy ở tốc độ tiết kiệm 18 hải lý/h (33 km/h).

 

Slava được trang bị kho vũ khí khổng lồ và rất toàn diện gồm 16 tên lửa chống hạm P-500 Bazalt, 8 bệ phóng thẳng đứng của tên lửa phòng không tầm xa SA-N-6 Grumble (S-300PMU) với 64 tên lửa, 2 ray phóng kép của tên lửa phòng không tầm ngắn SA-N-4 Gecko (OSA-M).

Xung đ?t Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm