Không ngờ đây là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên có tàu ngầm
Không phải Indonesia, Singapore hay Malaysia... Thái Lan mới là quốc gia đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á sở hữu tàu ngầm, mặc dù hiện nước này hiện nay đã không còn loại vũ khí này.
SMX - Dòng tàu ngầm tính năng hàng đầu thế giới của Pháp / Khám phá nội thất tàu ngầm tấn công 51 năm tuổi của Nga
Theo Thai-defence, hồi năm 1937, Hải quân Hoàng gia Thái Lan trở thành lực lượng quân sự đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á trang bị tàu ngầm - vũ khí tối tân được nhiều nước thèm khát lúc bấy giờ. Ảnh: thai-defence
Theo các tài liệu lịch sử, tháng 10/1935, hãng đóng tàu Mitsubishi của Đế quốc Nhật Bản thắng thầu bán 4 tàu ngầm cho Thái Lan với giá trị lúc bấy giờ là 820.000 bath. Hai tàu đầu tiên mang tên HMTS Matchanu và HMTS Wirun được khởi đóng tạu Kobe vào tháng 5/1936. 5 tháng sau, hai chiếc còn lại gồm HTMS Sinsamut và HTMS Phlai-Chumphon được đặt ky. Ảnh: thai-defence
Hơn 1 năm sau, cặp thứ nhất được bàn giao cho Thái Lan vào ngày 4/9/1937, cặp thứ 2 vào ngày 30/4/1938. Con tàu được thiết kế theo mẫu tàu ngầm nhỏ của Nhật Bản, nhưng không rõ là Mitsubishi đã sử dụng kiểu nào để phát triển và cải tiến cho Thái Lan. Chỉ biết rằng, lớp Matchanu có lượng giãn nước 430 tấn (khi lặn), dài 51m, rộng 4,1m, mớn nước 3,6m, thủy thủ đoàn 33 người (gồm 5 sĩ quan. Ảnh: thai-defence
Tàu được trang bị 2 động cơ diesel 1.100 mã lực/chiếc và một động cơ điện 540 mã lực cho tốc độ tối đa 26,9km/h, tốc độ kinh tế 19km/h, tầm hoạt động lên tới 8.830km, lặn sâu tối đa 60m. Ảnh: Wikipedia
Dù các chỉ số lặn sâu của Matchanu là rất kém nhưng lúc bấy giờ nó thật sự là vũ khí nguy hiểm nhất trên đại dương vì vũ khí săn ngầm và sonar định vị lúc này chưa phát triển, việc phát hiện tàu ngầm vô cùng khó khăn. Chẳng thế mà tàu ngầm U-boat của Đức dễ dàng đánh chìm hàng nghìn tàu đồng minh. Ảnh: Combinedfleet
Hỏa lực của tàu ngầm Matchanu cũng khá tốt với 4 ống phóng ngư lôi 533mm, một khẩu pháo 76mm để chiến đấu khi nổi trên mặt nước. Ảnh: Combinedfleet
Dù có tàu ngầm hiện đại nhất Đông Nam Á trong tay, thế nhưng lịch sử của lớp tàu Matchanu không lấy gì làm vẻ vang trong giai đoạn cả khu vực sục sôi vì chiến tranh thế giới thứ 2, rồi cuộc chiến giành độc lập dân tộc… Trong cuộc chiến Pháp - Xiêm tháng 11/1940, các tàu ngầm này chỉ làm nhiệm vụ trinh sát. Ảnh: Combinedfleet
Trong chiến tranh thế giới thứ 2, cả 4 tàu ngầm Matchanu chủ yếu làm nhiệm vụ tuần tra, thậm chí là ở cảng "ngắm trời ngắm đất". Đó là chưa kể, cuối năm 1945, đáp ứng yêu cầu của Sở Điện lực Bangkok, hai tàu ngầm Matchanu và Wirun được chỉ định phục vụ như là các máy phát điện cho tuyến tàu điện ngầm của thành phố. Ảnh: Combinedfleet
Sau chiến tranh, Nhật Bản không còn cung cấp các vật tư phụ tùng cần thiết khiến các hoạt động tàu ngầm Matchanu bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngày 30/11/1951, cả 4 tàu bị cho về nghỉ hưu, neo đậu trên sông Chao Phraya rồi bị tháo dỡ, đem bán phế liệu. Ảnh: Combinedfleet
Thế là kết thúc lịch sử chẳng có gì đáng nói về “hạm đội tàu ngầm” đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Ngày nay, chỉ còn một phần thượng tầng tàu ngầm lớp Matchanu được trưng bày ở bảo tàng tỉnh Samut Prakan. Ảnh: Combinedfleet
Theo Hoàng Lê/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Bấy lâu nay, khi nói về quốc gia nào sở hữu tàu ngầm đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á, thường chúng ta hay nghĩ tới Indonesia - quốc gia đã mua 2 tàu ngầm Đức hồi những năm 1980. Tuy nhiên, mới đây, mạng quân sự thai-defence tung ra loạt ảnh chứng minh Thái Lan mới là nước đầu tiên ở khu vực có tàu ngầm. Ảnh: Wikipedia