Quốc tế

Không quân Trung Quốc sẽ “bắt kịp” Mỹ vào năm 2030?

Mỹ đánh giá Không quân Trung Quốc là lực lượng Không quân lớn nhất châu Á, đứng thứ 3 thế giới và sẽ bắt kịp Không quân Mỹ vào năm 2030.

S-300 Nga bị FD-2000 Trung Quốc 'qua mặt' ngay tại 'sân sau' / Tham vọng thống trị thị trường tiêm kích hạng nhẹ thế giới của J-10C Trung Quốc

Theo Sina (13/11), các chuyên gia công nghệ chiến tranh cho rằng, hiện nay không phải là thời đại dựa vào số lượng máy bay để giành chiến thắng trong một cuộc chiến, mà phải dựa vào công nghệ hiện đại của các máy bay. Với sự phát triển vượt bậc của công nghệ quân sự Trung Quốc trong những năm gần đây, một thế hệ máy bay chiến đấu tàng hình mới như J-20, FC-31 đã ra đời, đây là những nỗ lực đáng ghi nhận của Trung Quốc.

Mặc dù còn tồn tại một số khuyết điểm về công nghệ điều khiển máy bay, huấn luyện kỹ thuật điện tử mới cho phi công, nhưng hiện nay vẫn là giai đoạn quan trọng để thay thế các máy bay chiến đấu cũ bằng máy bay mới của Không quân Trung Quốc. Các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 3 như J-10, J-10C, J-11 đã trở thành lực lượng chủ lực, thay thế các máy bay chiến đấu thế hệ 2 hiện có của Không quân Trung Quốc.

Không quân Trung Quốc đang sở hữu nhiều tiêm kích thế hệ 3 có khả năng tấn công mạnh mẽ. Nguồn: Sina

Không quân Trung Quốc đang sở hữu nhiều tiêm kích thế hệ 3 có khả năng tấn công mạnh mẽ. Nguồn: Sina

Cùng với đó, Không quân Trung Quốc cũng đang đẩy nhanh tiến trình đưa vào biên chế các máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư như J-11B, J-15 và J-16. Các máy bay chiến đấu thế hệ 5 như J-20 cũng bắt đầu hình thành sơ bộ quy mô chiến đấu. Chiến thuật hỗ trợ lẫn nhau giữa nhiều thế hệ máy bay cao thấp khác nhau dựa trên ưu thế của từng loại máy bay chính là đặc trưng chiên lược của Không quân Trung Quốc trong thời đại mới.

Đáng chú ý, Trung Quốc dường như đã tiến hành nâng cấp máy bay J-11B với radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), có khả năng phát hiện xa hơn, có thể xác định mục tiêu tốt hơn; trang bị tên lửa tầm xa tiên tiến PL-15. Máy bay này đã xuất hiện tại lễ kỷ niệm 70 năm thành lập Không quân Trung Quốc hôm 11/11 vừa qua.

J-11B của Trung Quốc đã được nâng cấp nhằm tăng cường phạm vi chiến đấu. Nguồn: Sina

Theo trang web National Interests, nếu Không quân Mỹ vẫn kiên trì phát triển máy bay chở dầu Boeing KC-46, máy bay chiến đấu tàng hình F-35 và máy bay ném bom tầm xa B-21 để hoạt động một cách độc lập thiếu sự gắn kết với nhau thì đó là một sai lầm lớn. Bởi vì lợi thế kỹ thuật của Không quân Mỹ đang không ngừng bị các quốc gia khác đuổi kịp. Đến một lúc nào đó, Mỹ sẽ không còn ưu thế công nghệ, khi đó với các chiến lược, chiến thuật hoạt động độc lập, Không quân Mỹ sẽ trở thành lực lượng “lạc hậu” so với quốc gia khác, điển hình là Trung Quốc.

Gần đây, các phương tiện truyền thông Mỹ dẫn báo cáo từ Lầu Năm Góc Mỹ cho rằng, Không quân Trung Quốc đang sở hữu khoảng 2.700 máy bay chiến đấu các loại, đã trở thành lực lượng Không quân lớn nhất châu Á. Tham mưu trưởng Không quân Mỹ David L. Goldfein cũng cho biết, hiện nay, Không quân Trung Quốc đã vươn lên đứng thứ ba trên thế giới. Và sẽ đuổi kịp Mỹ vào năm 2030.

Không quân Trung Quốc đang sở hữu khoảng 2.700 máy bay chiến đấu. Nguồn: Sina

Ưu điểm của Không quân Trung Quốc không chỉ là về mặt số lượng máy bay chiến đấu, mà còn có khả năng triển khai nhanh và các máy bay không ngừng được nâng cấp. Ngoài Su-35, hiện Không quân Trung Quốc đã có thêm “các thanh kiếm sắc” như J-20, J-16 với khả năng “không chiến đáng sợ”. Ngoài ra, Không quân Trung Quốc còn sở hữu máy bay Y-20, máy bay ném bom chiến lược H-6N. Y-20 vẫn đang trong quá trình nâng cấp khả năng tiếp dầu trên không, H-6N là phiên bản máy bay được nâng cấp trên cơ sở “thần chiến tranh” H-6K, đây là những lực lượng tấn công chiến lược của Không quân Trung Quốc.

Hiện, Trung Quốc đã hoàn thành nâng cấp H-6N, thay đổi lớn nhất của H-6N là các ống tiếp dầu mới ở phần đầu máy bay, phần bụng máy bay cũng được điều chỉnh để thích ứng với nhiệm vụ tấn công tầm xa. Theo đó, H-6N đã được loại bỏ khoang chứa bom và thay vào đó là máy bay không người lái (UAV) tàng hình WZ-8. Các nhà nghiên cứu phương Tây cho rằng, loại UAV này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cho phép Bắc Kinh phát triển chiến lược tấn công thông thường đa dạng hơn bất kì loại UAV nào đang tồn tại trên thế giới. Ngoài ra, H-6N còn được trang bị tên lửa hành trình siêu thanh CJ-100, có tầm bắn 2.000 km và được thiết kế để tiêu diệt các tàu chiến cỡ lớn, cũng như các mục tiêu lớn trên mặt đất.

H-6N là phiên bản máy bay được nâng cấp trên cơ sở “thần chiến tranh” H-6K. Nguồn: Sina

Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Không quân Trung Quốc hôm 11/11 vừa qua, Trung Quốc đã đưa nguyên mẫu máy bay tàng hình FC-31 mới nhất ra trình diễn cùng J-20. Đây là máy bay đang trong quá trình chế tạo của Trung Quốc, được Trung Quốc kỳ vọng sánh ngang F-35 và các máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 của các quốc gia phát triển khác. FC-31 lần đầu tiên tiến hành bay thử nghiệm vào ngày 31/10/2012. FC-31 có thiết kế khí động học độc đáo và có khả năng tàng hình đặc trưng, ngoài ra cũng áp dụng thiết kế dẫn khí DSI tiên tiến.

 

FC-31 của Trung Quốc được kỳ vọng so sánh với F-35 Mỹ. Nguồn: Sina

FC-31 mặc dù nhỏ gọn hơn J-20, nhưng cũng áp dụng thiết kế 2 động cơ, bán kính tác chiến và khả năng bay hành trình chỉ có hơn chứ không kém J-20. Để tăng cường khả năng tàng hình, máy bay chiến đấu tàng hình FC-31 cũng áp dụng thiết kế “dấu tên lửa trong bụng máy bay”, nhưng không có khoang tên lửa ở hai bên hông. Tại khoang tên lửa ở bụng máy bay có thể mang theo 6 tên lửa không đối không tầm ngắn hoặc 4 tên lửa không đối không tầm trung.

Ngoài ra, FC-31 cũng được trang bị 2-4 quả bom thông minh để tiêu diệt các mục tiêu trên mặt đất hoặc trên biển. FC-31 cũng là máy bay tàng hình mang nhiều “thị phi” nhất của Trung Quốc, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton đã từng cáo buộc Trung Quốc “ăn cắp” thiết kế của máy bay F-35 cho máy bay chiến đấu FC-31.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm