Quốc tế

Khủng hoảng Anh: Sự thật về cái nghèo đang bị xem nhẹ tại nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới

Mọi người đang có cái nhìn phiến diện về tình trạng nghèo đói của nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới.

Chuyên gia: Nga làm chủ trên không, Mỹ "bơm" cả trăm triệu USD vũ khí đến Ukraine thế nào? / Thực hư Ukraine muốn tấn công Crimea với sự hỗ trợ từ NATO từ trước xung đột hiện tại?

12h trưa: "Hãy nhìn vào thực tại nghèo đói ở Anh"

Sau khi ca phát phiếu buổi sáng kết thúc, phóng viên của The Big Issue được một nhân viên khác là anh Richard Whinney đưa đến ca chiều tại Byker.

"Chúng ta nói về đói nghèo cứ như thể dễ dàng thoát được nó vậy. Không dễ như thế đâu. Mọi người cần thôi nhìn nhận đói nghèo như 1 thứ gì đó tạm thời. Trên thực tế, chúng thường bắt đầu với lũ trẻ nhà nghèo và có thể đeo bám bạn đến cuối đời", anh Whinney nói.

13h chiều: "Sự cô đơn là thứ tệ nhất"

Theo Whinney, có rất nhiều người đến ngân hàng lương thực là độc thân, thường là nam giới vô gia cư.

Khủng hoảng Anh: Sự thật về cái nghèo đang bị xem nhẹ tại nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới - Ảnh 2.

Các thùng nhu yếu phẩm của Newcastle Foodbank

"Sự cô đơn là thứ tệ nhất mà họ phải trải qua", anh Whinney nói trong lúc các nhân viên tách ra làm các bà riêng để phân phát hộp nhu yếu phẩm cho mọi người.

"Trước đây khi dịch Covid-19 bủng nổ, chúng tôi chủ yếu hỗ trợ những gia đình đơn thân. Thế nhưng giờ đây ngay cả những hộ gia đình có bố mẹ đi làm đầy đủ cũng chẳng thể chịu nổi đà lạm phát", cô Courtney Knowles, nhân viên mới của The Trussell Trust đã từng làm việc cho ngân hàng lương thực tại Sundeland nói.

14h chiều: "Ai cũng giận dữ"

Không khí mọi người lúc này khá lo lắng và trầm thấp khi xếp hạng nhận thùng nhu yếu phẩm. Tất cả mọi người đều cúi đầu nhìn sàn đầy xấu hổ khi đi qua cửa, đưa phiếu cho nhân viên và nhận thùng lương thực.

Rất nhiều tình nguyện viên sẵn sàng hỗ trợ mọi người qua từng giai đoạn phát đồ, nhưng hầu như chẳng có sự trò chuyện tâm tình nào ngoại trừ thỉnh thoảng có người cần giúp đỡ. Thế rồi một cuộc xung đột nhỏ diễn ra khi 2 người đàn ông cáo buộc nhau chen lấn thứ tự.

 

Ngay lập tức, anh Whinney đến giải quyết vấn đề và hạ nhiệt những cái đầu nóng. Chuyện tranh cãi nhau như vậy chẳng lạ gì ở các ngân hàng lương thực cho người nghèo khi áp lực cuộc sống và lạm phát phi mã khiến mọi người ở trong trạng thái cực tồi tệ.

"Bạn chẳng thể trách họ. Tôi thì hiểu rõ mọi người đang tức giận và xấu hổ khi lâm vào cảnh khốn khó và phải đi xin lương thực. Một người đàn ông mà tôi vừa nói chuyện có vợ nằm viện trong khi anh ta cần phải đến trường đón con cũng như tạt qua trung tâm việc làm. Tình cảnh như vậy thì ai không nổi nóng chứ", Whinney cho biết.

15h chiều: "Chẳng ai hiểu thấu"

Vào lúc 3h chiều, một người phụ nữ tên Michelle đến nhận thùng nhu yếu phẩm từng là nhân viên của ngân hàng lương thực cho người nghèo. Thế nhưng giờ đây chính bà lại đang phải dựa vào nó.

Khủng hoảng Anh: Sự thật về cái nghèo đang bị xem nhẹ tại nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới - Ảnh 3.

"Lý do là giá cả mọi thứ cứ tăng liên tục", bà Michelle hiện đang sống cùng 2 đứa con và cháu nội ngậm ngùi cho biết khi chứng kiến cuộc sống ngày càng khó khăn hơn.

 

Người phụ nữ lớn tuổi này nói bà chẳng biết liệu sẽ sống thế nào khi giá cả sẽ còn tăng tiếp bởi đến tiền mua lương thực và phí điện, khí đốt để sưởi cũng chẳng đủ.

"Tôi nghĩ là chẳng ai thực sự hiểu cái nghèo ở Anh. Nhiều người vẫn sống vui vẻ với tâm trạng giá cả chỉ tăng chút ít. Ai cũng mơ ước về nền kinh tế phát triển ở Anh mà chẳng hiểu cuộc sống ở đó thực sự sẽ như thế nào", bà Michelle mệt mỏi cho biết.

16h chiều: "Không có giải pháp"

Gần cuối giờ chiều, khu vực nhà thờ Venerable Bede và St Silas, nơi mở điểm phát lương thực của ngân hàng thực phẩm hôm đó đã chứng kiến khoảng 100 người đến nhờ hỗ trợ. Anh Whinney cho biết con số người đến khá dao động nhưng nhìn chung đang theo chiều hướng đi lên qua từng tuần.

Các tình nguyện viên thì chia nhau công việc, có một số người đứng sắp xếp đồ vào thùng nhu yếu phẩm. Trong những câu chuyện của họ tràn đầy nỗi lo lắng và bất an.

 

Khủng hoảng Anh: Sự thật về cái nghèo đang bị xem nhẹ tại nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới - Ảnh 4.

"Sẽ chẳng có một giải pháp đơn giản nào cho tất cả những điều đang diễn ra. Chúng ta nói về đói nghèo nghĩa là cả một nhu cầu rất lớn về tinh thần lẫn vật chất, đòi hỏi một nguồn lực khổng lồ. Việc chỉ đưa tiền cho người nghèo mà chính phủ nhắc tới sẽ chẳng giúp gì được họ cả đâu. Mọi người vẫn sẽ phải sống trong các căn nhà tồi tàn, không được hỗ trợ về y tế, chịu đựng bất ổn tâm lý, nỗi xấu hổ và cả 1 nền giáo dục yếu kém cho các trẻ em nghèo.", Whinney ngán ngẩm.

"Mọi người chỉ nhìn phiến diện vào một nước Anh giàu có và nghĩ rằng ‘tôi có thấy gì đâu nhỉ’, thế nhưng sự thật là hàng triệu người nghèo, bao gồm cả trẻ em đang phải chịu đựng cái đói và lạnh mà chẳng có ai giúp đỡ", Whinney khóa lại cửa nhà thờ sau khi buổi phát lương thực đã kết thúc.

Thế rồi mỗi tuần, những tình nguyện viên như Whinney lại quay trở lại đây để cố gắng góp sức cho xã hội, bởi họ hiểu rằng vẫn còn quá nhiều người nghèo tại Anh cần giúp đỡ.

Xung đột Nga - Ukraine
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm