Quốc tế

Kịch bản tồi tệ với UAV Thổ tại Libya

Cùng với sự nguy hiểm của những tên lửa phòng không, hoạt động của máy bay không người lái Thổ tại Libya có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ mới.

Su-57 không người lái chưa thể tham gia không chiến / Mỹ điều loạt phương tiện quân sự vào Đông Bắc Syria sau vụ va chạm với quân đội Nga

Theo nguồn tin quân sự Israel, Các tiểu vương quốc Ả Rập thông nhất (UAE) đã bày tỏ quan tâm đặc biệt đến hệ thống laser chiến đấu mang tên Light Blade đang có trong biên chế Quân đội Israel và được sản xuất bởi công ty OptiDefense.

Cùng với quan tâm, Bộ Quốc phòng UAE đang xem xét việc mua hệ thống Light Blade để tăng cường khả năng phòng thủ. Hiện phái đoàn quân sự của 2 bên đang tiến hành đàm phán về thương vụ Light Blade.

Kich ban toi te voi UAV Tho tai Libya
Hệ thống Light Blade.

Nội dung đàm phán không được công bố nhưng theo trang Hayom, khả năng thành công của thương vụ này rất cao và việc UAE sở hữu hệ thống Light Blade chỉ còn là vấn đề thời gian.

Hệ thống Light Blade được phát triển bởi ba kỹ sư làm việc với các nhà nghiên cứu của Đại học Ben Gurion và các bộ phận công nghệ của Cảnh sát Israel.

Trong những cuộc thử nghiệm hồi cuối năm 2019 và đầu 2020, tia laser đã chứng minh sức mạnh khi thiêu đốt thành công các mục tiêu ban ngày và ban đêm với tầm bắn hiệu quả trong vòng 2km.

Khi phát huy tối đa công suất, tia laser của Light Blade có thể đốt cháy hầu hết những loại máy bay không người lái (UAV) hiện nay từ khoảng cách lên tới 5km.

Theo tờ Jpost, với khả năng của hệ thống vũ khí này có thể khiến hoạt động của UAV Thổ Nhĩ Kỳ tại Libya gặp nguy hiểm lớn một khi kịch bản UAE đưa Light Blade đến Libya để hậu thuẫn cho Quân đội Quốc gia Libya (LNA).

 

Khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra bởi trước đó, hệ thống David's Sling sau khi được UAE mua về cũng đã được phát hiện trong hàng ngũ chiến đấu của LNA. Một hệ thống phòng không tối tân khác là Pantsir-S1 do Nga sản xuất cũng đã đến Libya theo kịch bản tương tự.

Như vậy, bất kỳ hoạt động đường không nào của Thổ tại Libya đều đang phải đối mặt với nguy cơ bị bắn hạ rất lớn do hiện nay các mục tiêu trọng điểm của LNA đang được bảo vệ với lưới lửa phòng không đa tầng với cả S-300 của Ai Cập.

Sự xuất hiện của S-300 Ai Cập tại Libya cho thấy, Ai Cập có thể trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sử dụng hệ thống phòng không do Nga chế tạo trong tình huống thực chiến để chống lại máy bay đối phương.

Theo dữ liệu trước đó, Ai Cập đã triển khai sư đoàn phòng không S-300VM ở biên giới giáp Libya, hoàn toàn kiểm soát lãnh thổ trong bán kính 250 km, khiến cho tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ nếu cố gắng tiếp cận khu vực sẽ đối diện nguy cơ bị bắn hạ.

Ai Cập đã không hề che giấu mục đích triển khai vũ khí của mình khi khẳng định nếu Thổ Nhĩ Kỳ có hành động khiêu khích dù là nhỏ nhất đối với LNA của Nguyên soái Khalifa Haftar, Cairo sẵn sàng sử dụng những tổ hợp phòng không này đối phó.

 

Cùng với những hệ thống S-300VM trấn giữ gần biên giới Libya, hiện vũ khí này cùng Buk-M2E cũng đã xuất hiện tại Sirte hậu thuẫn cho LNA khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA) đã chuẩn bị lực lượng tấn công công vào thành phố biển này.

Hiệu quả của lưới lửa phòng không đa tầng đã được chứng minh hồi cuối tháng 7/2020 khi một chiếc UAV Thổ bị bắn hạ ngay khi tiến gần vào khu vực do LNA kiểm soát tại Sirte.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm