Kinh ngạc 13 đời Thủ tướng Anh dưới vương triều Nữ hoàng Elizabeth II
Kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2 tới nay, nước Anh đã trải qua tổng cộng 13 đời Thủ tướng và càng đặc biệt hơn khi tất cả đều phục vụ dưới triều đại của Nữ hoàng Anh Elizabeth II.
Kinh hoàng “nghĩa địa” xe thiết giáp M113 trong Chiến tranh Việt Nam / Nga cáo buộc Mỹ biến không gian thành mặt trận chiến tranh mới
Tuy nhiên sau chiến tranh, Thủ tướng Churchill cùng đảng Bảo thủ của ông đều lần lượt mất ghế trong các cuộc bầu cử do người Anh muốn một sự thay đổi và cải cách trong chính phủ sau thời chiến.
Người kế nhiệm ông Churchill là cựu Thủ tướng Anh Anthony Eden, ông giữ chức vụ này trong thời gian từ năm 1955 cho tới năm 1957. Trong nhiệm kỳ của mình, chính trị gia đảng Bảo thủ này đã mắc phải một loạt các sai lầm trong chính sách về Trung Đông - một trong những nguyên nhân chính khiến nhiệm kỳ của ông kết thúc sớm.
Harold Macmillan là chính trị gia tiếp theo đại diện đảng Bảo thủ đảm nhận chức vụ Thủ tướng Anh. Ông lãnh đạo nước Anh trong thời gian từ năm 1957 cho tới năm 1963, nổi tiếng với quan điểm chủ nghĩa thực dụng, dí dỏm và điềm tĩnh.
Vì lý do sức khoẻ, Thủ tướng Anh Harold Macmillan đã phải rời bỏ nhiệm sở trước khi nhiệm kỳ của mình kết thúc và Alec Douglas-Home - một thành viên của đảng Bảo thủ được chọn ngồi vào vị trí này trong thời gian ngắn ngủi từ tháng 10/1963 cho tới tháng 10/1964. Thậm chí Alec Douglas-Home còn được biết tới với tư cách là một người chơi cricket chuyên nghiệp nhiều hơn là một chính trị gia.
Kế nhiệm Alec Douglas-Home là Harold Wilson - một thành viên của Công đảng Anh. Ông từng được coi là một trong những chính trị gia có sức hấp dẫn lớn nhất trong lịch sử chính trị của "hòn đảo sương mù". Harold Wilson lãnh đạo nước Anh suốt từ năm 1964 cho tới năm 1976.
Người kế nhiệm Harold Wilson là Thủ tướng Edward Heath hay còn được biết tới với cái tên Ted Heath. Đây lại là một gương mặt khác tới từ đảng Bảo thủ. Trong thời kỳ nắm quyền của vị thủ tướng này, các rối loạn an ninh ở Bắc Ireland đã lên tới mức đỉnh điểm, xảy ra nhiều vụ bạo loạn gây ra nhiều thiệt hại về người và làm bất ổn định chính trị nội địa nước Anh.
Người kế nhiệm Ted Heath là James Callaghan, một thành viên của Công đảng và là người lãnh đạo nước Anh từ năm 1976 cho tới năm 1979. James Callaghan cũng được coi là một chính trị gia đa năng trong lịch sử Anh khi ông từng đảm nhiệm tốt cả vai trò của Bộ trưởng Tài chính và Bộ trưởng Ngoại giao.
Là nữ lãnh đạo đầu tiên của đảng Bảo thủ và cũng là nữ Thủ tướng Anh đầu tiên, bà Margaret Thatcher từng nổi tiếng với biệt danh là "Người đàn bà thép". Bà cũng là người giữ cương vị thủ tướng trong thời gian liên tục lâu nhất lịch sử Anh kể từ năm 1827 cho tới nay.
Trong nhiệm kỳ kéo dài từ năm 1979 cho tới năm 1990 của mình, bà Margaret Thatcher đã nổi tiếng với việc quyết định gây chiến tranh với Argentina để lấy lại quần đảo Falkland cùng với đó là các quyết định cực kỳ sáng suốt trong việc cải cách kinh tế, giải quyết các ấn đề xã hội và thúc đẩy việc tư nhân hoá của quốc gia này.
Có vẻ như đảng Bảo thủ đã lấn át hoàn toàn Công đảng trong việc giành ghế Thủ tướng lãnh đạo nước Anh. Ngay sau nhiệm kỳ của Margaret Thatcher lại là một đại diện của đảng Bảo thủ khác đó là John Major lên nắm chức Thủ tướng Anh. Vị thủ tướng này tại vị từ năm 1990 cho tới năm 1997.
Ngay sau nhiệm kỳ của John Major là nhiệm kỳ của Tony Blair - một thành viên của Công đảng. Trong thời gian tại vị từ năm 1997 cho tới năm 2007, Tony Blair đã mắc phải sai lầm nghiêm trọng khi quyết định ủng hộ Mỹ đưa quân tới xâm lược Iraq.
Nắm giữ cương vị Thủ tướng Anh trong thời gian ngắn ngủi từ năm 2007 cho tới năm 2010 là Gordon Brown - một người thuộc Công đảng. Mặc dù vẫn được cho là ủng hộ cuộc chiến tranh ở Iraq nhưng Gordon Brown cũng từng cho rằng đây là một cuộc chiến tranh sai lầm.
Người kế nhiệm Gordon Brown là Thủ tướng David Cameron, ông là lãnh đạo đảng Bảo thủ và là Thủ tướng Anh từ năm 2010 tới năm 2016. Thủ tướng Cameron cũng chính là người đề xuất trưng cầu ý dân về việc nước Anh rời khỏi liên minh châu Âu (EU) - Brexit, tạo nên cơn khủng hoảng chính trị và bất ổn trong xã hội Anh kể từ năm 2016 cho tới nay.
Và cuối cùng là Thủ tướng đang tại vị của Anh, bà Theresa May. Quan điểm của vị thủ tướng này đó là "Brexit có nghĩa là Brexit" - khẳng định nước Anh chắc chắn sẽ rời khỏi EU và không tổ chức lại trưng cầu ý dân về việc này. Tuy nhiên đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc bà May phải từ chức vào ngày 7/6 tới đây khi nữ Thủ tướng Anh không thể thuyết phục quốc hội nước này thông qua các thỏa thuận Brexit với EU. Nguồn ảnh: Govuknumber10.
Theo Tuấn Anh/Kiến thức
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo
Là người lãnh đạo nước Anh trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, Thủ tướng Winston Churchill đã nắm giữ chức vụ Thủ tướng Anh trong hai nhiệm kỳ, trong đó có nhiệm kỳ hai từ năm 1951 cho tới năm 1955.