Kinh tế Đức vẫn chưa thể thoát khỏi suy thoái
Clip: Quân đội Nga đánh phủ đầu đội hình Ukraine, phá hủy các xe quân sự / Nga dồn quân ngăn Ukraine phản công trên 2 mặt trận
Báo cáo nhấn mạnh rằng kinh tế Đức vẫn đang gặp khó khăn và quá trình phục hồi tiếp tục gặp trở ngại. Đặc biệt, giá trị gia tăng trong các lĩnh vực sử dụng nhiều năng lượng vẫn giảm, mặc dù giá năng lượng đã giảm. Một phần nguyên nhân có thể là do nhu cầu yếu hơn từ thị trường quốc tế đối với các sản phẩm và hàng hóa của Đức.
Tuy nhiên, tình hình khó khăn chủ yếu xuất phát từ tình trạng suy thoái của kinh tế toàn cầu, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng và chính sách tiền tệ ngân hàng trung ương được thắt chặt liên tục để kiềm chế lạm phát.
Trong tháng 6, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Đức tăng lên 6,4%, cao hơn so với mức 6,1% trong tháng 5. Tỷ lệ lạm phát cơ bản (không bao gồm thực phẩm và năng lượng) cũng tăng thêm 0,4 điểm phần trăm, đạt mức 5,8%.
Báo cáo dự đoán rằng lạm phát sẽ giảm trong vài tháng tới do các yếu tố đẩy giá từ phía cung, bao gồm sự gián đoạn chuỗi cung ứng và giảm chi phí đầu vào sản xuất. Đồng thời, việc thắt chặt chính sách tiền tệ cũng đang làm giảm nhu cầu và đóng góp vào việc giảm lạm phát.
Tuy nhiên, việc tăng lãi suất bởi các ngân hàng trung ương, bao gồm Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), đã ảnh hưởng đến phát triển kinh tế của Đức. Sự tăng lãi suất làm giảm hoạt động đầu tư, đặc biệt rõ ràng trong ngành xây dựng khi nhu cầu giảm đáng kể do lãi suất tăng.
Dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy hoạt động sản xuất công nghiệp của Đức dần phục hồi trong những tháng tới.
Trong khi thị trường lao động vẫn tích cực và ít chịu ảnh hưởng từ tình hình kinh tế khó khăn và suy thoái, tình hình đã trở nên u ám hơn kể từ tháng 6 khi Đức đã liên tiếp ghi nhận tăng trưởng âm (suy thoái kỹ thuật) trong hai tháng liên tiếp. Trong tháng này, tỷ lệ thất nghiệp tăng và số việc làm giảm.
Đánh giá về triển vọng kinh tế trong tương lai, Bộ Kinh tế và Bảo vệ khí hậu liên bang Đức cho rằng nền kinh tế quốc gia sẽ phục hồi mạnh mẽ hơn khi có dấu hiệu rõ rệt về sự phục hồi kinh tế toàn cầu và sự gia tăng sức mua từ việc giảm lạm phát và tăng lương.
End of content
Không có tin nào tiếp theo