Quốc tế

Vai trò của “xe bọc thép không tháp pháo” trong cuộc phản công của Ukraine

Các thiết bị hỗ trợ và duy trì có vai trò cực kỳ thiết yếu trong cuộc phản công của Ukraine, đặc biệt là khi quân đội Kiev đang tìm cách chọc thủng các phòng tuyến của Nga như chiến hào, chướng ngại vật trên mặt đất và các bãi mìn.

Chuyên gia Mỹ giải thích vì sao Ukraine không giống như Israel / Thiết giáp Tigr mạnh vượt trội nhờ module chiến đấu BRSHM

Trong cuộc tấn công mở rộng của Ukraine, có những phương tiện quân sự đóng vai trò rất quan trọng dù chúng không khai hỏa. Đội xe phi sát thương này đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì xe tăng, bệ phóng tên lửa và xe chiến đấu bộ binh cần rất nhiều hỗ trợ để tiến quân.

Những thiết bị như vậy bao gồm các xe bồn chở nước và nhiên liệu di động, xe y tế, xe bảo trì… cho đến các phương tiện bắc cầu di động hay xe rà phá mìn. Chúng có thể chở theo đạn dược, thực phẩm, phụ tùng thay thế…

>> Xem thêm:Đạn pháo Krasnopol-M2 nâng cấp sâu bắt đầu tham chiến

vai tro cua xe boc thep khong thap phao trong cuoc phan cong cua ukraine hinh anh 1

Xe cứu hộ và sửa chữa bọc thép Challenger. Ảnh: Alamy

Ông Peter “Duke” DeLuca, Chuẩn tướng nghỉ hưu, người từng phục vụ trong lực lượng Công binh Lục quân Mỹ, cho biết: “Thật khó để một người bình thường có thể hình dung ra khối lượng hỗ trợ cần thiết đối với một lực lượng tấn công cơ động”.

Một trong số các phương tiện kể trên là xe cứu hộ bọc thép Bergepanzer 2 của Đức. Theo một thợ máy sửa chữa xe tăng Ukraine, xe Bergepanzer 2 đã cứu hộ thành công một xe tăng Leopard 2 bị hư hại từ chiến trường cách đây 1 tuần.

Trong khi đó, các hình ảnh do Nga công bố cho thấy, một chiếc Bergepanzer bị hư hại trong bãi mìn cùng với 3 chiếc Leopard 2 và các phương tiện khác của bị bỏ lại, dường như đã bị vô hiệu hóa do các vụ nổ.

>> Xem thêm:Chiến lược tên lửa của Nga sau cấm vận

Tầm quan trọng của “những phương tiện không tháp pháo”

Trong hơn 1 năm qua, các nước phương Tây đã cung cấp cho Ukraine nhiều thiết bị quân sự hạng nặng bao gồm xe tăng chiến đấu, pháo dã chiến, các phương tiện chiến đấu và xe chở quân. Ít được chú ý hơn trong danh sách là 8 phương tiện hỗ trợ hậu cần, 18 xe bọc thép bắc cầu và 54 phương tiện chiến thuật để thu hồi thiết bị mà Mỹ đã cung cấp cho Kiev.

 

Các thiết bị hỗ trợ và duy trì có vai trò cực kỳ thiết yếu trong cuộc phản công của Ukraine. Hiện nay, quân đội Ukraine đang tìm cách chọc thủng các phòng tuyến của Nga như chiến hào, chướng ngại vật trên mặt đất và các bãi mìn.

“Giai đoạn tiếp theo là thâm nhập – xuyên qua các tuyến phòng thủ mà Nga đã xây dựng trong nhiều tháng”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết, đồng thời nhấn mạnh rằng cuộc phản công của Ukraine đòi hỏi nhiều xe tăng và phương tiện chiến đấu hơn. Quân đội Ukraine cũng cần các thiết bị công binh chuyên dụng để đảm bảo xe tăng chiến đấu vận hành suôn sẻ.

Chẳng hạn, ngoài 14 xe tăng Challenger 2 mà Vương quốc Anh cung cấp cho Ukraine, London cũng cung cấp 2 xe sửa chữa và cứu hộ bọc thép Challenger - về cơ bản là các trạm sửa chữa di động sẵn sàng chiến đấu. Phương tiện này về bản chất là xe tăng cải biến, có cần cẩu, tời và lưỡi ủi nhưng không có tháp pháo, có thể mang theo động cơ và hộp số Challenger thay thế, cùng với đội thợ máy cần thiết cho mỗi chặng dừng trên chiến trường.

Thiết bị này rất quan trọng, bởi trong một cuộc tấn công như những gì Ukraine đang thực hiện, tốc độ là chìa khóa thành công. Nếu quân đội Ukraine chọc thủng phòng tuyến của quân Nga, họ sẽ muốn tiến thêm càng nhiều càng tốt để vượt qua hệ thống phòng thủ và tiến lên trước khi Moscow có thể huy động một cuộc tấn công đáp trả.

>> Xem thêm:Mọi điều cần biết về bom chùm nguy hiểm Mỹ sẽ viện trợ cho Ukraine

 

Cuộc phản công của Ukraine đặc biệt khó khăn vì trên phần lớn chiến tuyến, quân đội của họ phải tiến quân trên bãi đất trống, không có máy bay hỗ trợ và dưới sự giám sát của Nga. Nếu họ gặp chướng ngại vật, các thiết bị hỗ trợ khi đó trở nên quan trọng không kém gì đạn dược.

Các bãi mìn của Nga đã cản trở ít nhất một cuộc tấn công của Ukraine. Kiev đã nhận được xe tăng và các phương tiện bọc thép khác với các phụ kiện đặc biệt và các hệ thống khác để phá mìn mà không khiến binh lính gặp nguy hiểm quá mức. Tuy nhiên, các bức ảnh chiến trường cho thấy, ngay cả các phương tiện rà phá mìn này cũng bị vô hiệu hóa ở một số bãi mìn.

vai tro cua xe boc thep khong thap phao trong cuoc phan cong cua ukraine hinh anh 2

Xe tiếp tế đạn dược dã chiến M992. Mỹ cung cấp cho Ukraine 30 phương tiện tương tự. Ảnh: Lục quân Mỹ

Ở nhiều nơi, quân đội Nga đã đào hào rất rộng để xe tăng không thể vượt qua, vì vậy các phương tiện bắc cầu di động hoặc máy ủi sẽ cần phải xử lý các bẫy xe tăng như bắc cầu hoặc san phẳng địa hình để các phương tiện của Ukraine có thể di chuyển qua. Theo nguồn tin tình báo mở, máy ủi có thể đẩy các chướng ngại vật sang một bên, đặc biệt nếu chúng chưa được neo vào lòng đất. Hàng chướng ngại vật “răng rồng” của Nga dường như chỉ được đặt trên mặt đất.

Ông Ben Barry, cựu chỉ huy xe tăng người Anh, hiện là chuyên gia về tác chiến trên bộ của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở London, cho biết: “Thiết bị công binh sẽ rất quan trọng trong việc chọc thủng hệ thống phòng thủ của Nga”.

 

“Xe tăng không thể chạy đến trạm tiếp nhiên liệu”

Một cuộc tấn công trực diện có thể mất vài ngày hoặc thậm chí vài tuần, trong thời gian đó quân đội cần tiếp tế nhiên liệu và đạn dược.

>> Xem thêm:Ukraine tiết lộ “tử huyệt” xe tăng hạng nhẹ AMX-10RC của Pháp

Tổng thư ký NATO Stoltenberg cho biết: “Một chiếc xe tăng chiến đấu không chạy đến trạm để tiếp nhiên liệu. Thay vào đó, trạm nhiên liệu phải di chuyển tới chỗ xe tăng chiến đấu”.

Mỹ đã cung cấp cho Ukraine 89 xe chở nhiên liệu hạng nặng, 105 xe kéo nhiên liệu và 30 phương tiện tiếp tế đạn dược dã chiến - trông giống như xe tăng nhưng không có tháp pháo và chạy quanh chiến trường để phân phát đạn dược.

 

Nếu Ukraine vượt qua hàng phòng thủ của Nga, những thách thức mới sẽ chờ đợi họ ở phía trước. Các khu vực phía sau phòng tuyến của Nga có thể không có cư dân sinh sống, vì vậy quân đội Ukraine không thể trông đợi vào việc tìm kiếm các nguồn cung cấp địa phương để tiếp tế. Ngay cả nước uống cũng có thể không có.

“Bạn sẽ phải mang theo mọi thứ bạn cần”, ông DeLuca, Chuẩn tướng nghỉ hưu của lực lượng Công binh Lục quân Mỹ cho biết.

Ngay cả kịch bản Ukraine có thể buộc Nga phải rút quân, như những gì đã xảy ra ở Khakiv cuối mùa hè năm 2022, cũng đặt ra những thách thức về hậu cần. Xe tăng và các vũ khí hạng nặng khác tiêu thụ lượng nhiên liệu khổng lồ. Cuộc tấn công vào Kharkiv của Ukraine khi đó đã giảm dần một phần vì quân đội đã sử dụng hết nguồn cung cấp của họ.

Các vấn đề về tiếp tế cũng có thể ảnh hưởng đến các lực lượng đang giành chiến thắng. Năm 1944, sau cuộc đổ bộ của quân Đồng minh vào Normandy, quân đội của Tướng Mỹ George S. Patton đã phải dừng lại sau khi vượt hơn 1.100km trong nhiều tuần, một phần vì họ đã vượt quá xa các đường tiếp tế.

Mặt khác, các hoạt động tiếp tế thành công cũng đặt ra một thách thức vốn rất quen thuộc: ách tắc giao thông. Một cuộc tấn công lớn đòi hỏi các phương tiện tiếp tế chở đầy hàng tiến về phía lực lượng chiến đấu trong khi những chiếc xe trống quay trở lại. Giao thông có thể ách tắc ở những điểm nghẽn như cầu hay các con đường hẹp qua các bãi mìn.

 

Trên thực tế, việc đảm bảo các phương tiện lưu thông rất quan trọng và cũng rất phức tạp.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm