Kinh tế toàn cầu ở 'thời điểm nguy hiểm' giữa những thách thức địa chính trị
Thủ tướng Nhật Bản ưu tiên thúc đẩy kinh tế / Mỹ - EU họp thượng đỉnh: Củng cố quan hệ xuyên Đại Tây Dương
Mạng Tin tức Arab (Arabnews.com) ngày 24/10, dẫn lời Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Ajay Banga cho biết nền kinh tế toàn cầu đang ở “thời điểm nguy hiểm”, với những thách thức địa chính trị như cuộc xung đột Israel - Hamas dự kiến sẽ có tác động đến sự phát triển kinh tế.
Phát biểu tại Sáng kiến Đầu tư Tương lai ở Riyadh (Saudi Arabia), ông Banga kêu gọi “hòa bình và ổn định”, đồng thời cho biết có “sự khác biệt ngày càng tăng” giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển.
Cuộc xung đột Israel - Hamas, vốn đã trở thành một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn, đã tạo thêm bất ổn cho nền kinh tế toàn cầu đang chịu ảnh hưởng của lạm phát dai dẳng và chi phí vay cao.
Dầu thô Brent, chiếm 2/3 nguồn cung dầu thế giới, đã tăng gần 7% kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu hôm 7/10.
“Rủi ro có xu hướng tăng lên. Lãi suất có thể sẽ duy trì ở mức cao hơn một chút trong thời gian dài hơn… [và] lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã vượt qua mức 5% trong thời gian ngắn ngày hôm qua – đây là vấn đề mà chúng tôi chưa từng thấy”, ông Banga nói.
Đầu tháng này, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) giữ nguyên dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay ở mức 3%, thấp hơn mức tăng trưởng 3,5% được ghi nhận vào năm 2022 và vẫn thấp hơn mức tăng trưởng trung bình trong lịch sử.
Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá kinh tế toàn cầu vẫn “kiên cường” bất chấp hậu quả từ đại dịch COVID-19, xung đột Nga – Ukraine và cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt. Dù vậy, tăng trưởng kinh tế vẫn chậm và không đồng đều, có sự chênh lệch rõ rệt trên toàn cầu.
Vào năm 2024, IMF dự kiến GDP toàn cầu sẽ tăng 2,9%, giảm 0,1 điểm phần trăm so với dự báo của cơ quan này hồi tháng 7 vừa qua.
End of content
Không có tin nào tiếp theo