Kỳ bí sự ra đời của bom xăng: Vũ khí từng mang tên... Ngoại trưởng Liên Xô
Ra đời trong Chiến tranh Mùa đông, bom xăng hay "Molotov Cocktail" từng được xem là thứ vũ khí có giá cực rẻ nhưng lại rất hiệu quả trong tác chiến... chống tăng.
Nga tính chế tạo "chim sắt" ném bom không người lái thế hệ 6 / 47 năm trận Điện Biên Phủ trên không: Khoang bom khổng lồ của B-52 có thay đổi gì?
Bom xăng lần đầu tiên được sử dụng quy mô lớn trong cuộc Chiến tranh Mùa đông giữa Liên Xô và Phần Lan. Loại vũ khí này khi đó còn được đặt tên theo Ngoại trưởng Liên Xô Vyacheslav Molotov. Nguồn ảnh: Pinterest.
Sở dĩ thứ vũ khí này có tên khá "độc đáo" là do Liên Xô đã tấn công Phần Lan ngay sau khi ký hiệp định không xâm phạm lẫn nhau với Đức. Hiệp ước này có tên Molotov - Ribbentrop - tên của hai bộ trưởng ngoại giao Liên Xô - Đức thời bấy giờ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Tuy nhiên, do quá hiệu quả nên loại vũ khí này được sử dụng xuyên suốt cả cuộc chiến tranh sau đó như thứ vũ khí chống tăng tầm gần nhất. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Về cơ bản, bom xăng ban đầu chỉ là một chai thủy tinh chứa đầy xăng. Sau này, xăng còn được trộn lẫn với dung dịch bám dính như keo để bám chặt vào mục tiêu khi cháy. Nguồn ảnh: Pinterest.
Các chai bom xăng sau đó thậm chí còn được gắn thêm giấy ráp và que diêm để người lính dù không mang theo bật lửa trong người vẫn có thể "điểm hỏa" thành công. Nguồn ảnh: Pinterest.
Khi xe tăng hoặc thiết giáp bị dính loại bom xăng này, các chi tiết và linh kiện trên xe sẽ bị nung nóng. Do tính chất giãn nở không đồng đều, phương tiện "đen đủi" đó sẽ sớm bị vô hiệu hóa. Nguồn ảnh: Pinterest.
Do tính chiến thuật của lực lượng tăng thiết giáp của mọi quốc gia trong thời Chiến tranh Thế giới thứ hai là đột phá vòng vây. Vậy nên, bộ binh hoàn toàn có thể chờ xe tăng đối phương vào gần trước khi sử dụng bom xăng để tấn công. Nguồn ảnh: Pinterest.
Loại vũ khí này cũng được sử dụng một cách rộng rãi với các lực lượng quân kháng chiến trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Tuy nhiên càng về sau này, các loại xe tăng, thiết giáp càng trở nên hiện đại và kéo theo đó là vũ khí chống tăng cũng càng ngày càng rẻ hơn nên bom xăng càng ngày càng ít được quân đội chính quy sử dụng. Nguồn ảnh: Gettyimg.
Tới thế kỷ 21, gần như bom xăng chỉ còn được sử dụng trong các cuộc biểu tình, là vũ khí của những nhóm bạo lực tự phát hay các đám đông quá khích. Nguồn ảnh: Pinterest.
Lính Phần Lan sử dụng ná bắn thun tự chế cùng với bom xăng để tấn công "cự ly xa" trong Chiến tranh Mùa đông với Phần Lan. Nguồn ảnh: Pinterest.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Gà rán - 'dấu ấn' ẩm thực Hàn Quốc trên toàn cầu
Hé lộ 'ông trùm' công nghệ lớn đang đàm phán để mua lại Tiktok
Đi chợ hoa Rawa Belong 24h ở Jakarta
Hé lộ kế hoạch cụ thể của Tổng thống Trump về việc chấm dứt hoàn toàn xung đột giữa Ukraine - Nga
Chứng khoán Mỹ bốc hơi hơn 1.000 tỷ USD trong cơn ác mộng công nghệ
Vì sao mô hình AI 'siêu việt' từ Trung Quốc khiến nhà đầu tư Mỹ bất an, cổ phiếu lao dốc?
Cột tin quảng cáo