Lăng mộ tỏa hương thơm khiến đoàn khảo cổ ngỡ ngàng: Phát ra từ vách ngăn quan tài!
Lăng mộ có cỗ quan tài lớn hơn hoàng đế cùng thời: Đội khảo cổ chuẩn bị mở nắp thì có người tới ngăn cản! / Tìm thấy giống loài 'chưa từng được biết đến' trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng: Hé lộ lý do tuyệt chủng!
Quận Định Đào, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc là địa danh có niên đại tới 4000 năm tuổi, chôn giấu nhiều kho báu khảo cổ dưới lòng đất. Các cụ già ở Định Đào truyền tai nhau rằng nơi đây từng có ba gò đất cao hơn 20 mét, gò đất là do các vị thần ban phước nên không ai bao giờ dám đào, còn lập đền thờ trên gò.
Tới những năm 1960, vì quy hoạch thành phố mà ngôi đền bị phá bỏ, những gò đất cũng từ đây bị san phẳng khiến thế hệ sau này tuyệt nhiên không còn biết đến chúng.
Vào năm 2010, một hố đen đột nhiên xuất hiện tại khu vực khi xưa từng là gò đất.
Hố đen này rất sâu, lại xuất hiện ngay sau một đêm nên người dân địa phương phán đoán đây là hố trộm do bọn mộ tặc đặt thuốc nổ. Điều đặc biệt là những người dân đến gần khu vực này đều ngửi thấy một hương thơm nhẹ nhàng tỏa ra từ dưới hố.
Đội khảo cổ của thành phố tức tốc có mặt sau khi nhận tin báo của quần chúng. Sau khi nghe về gò đất và ngôi đền cổ, các chuyên gia đã khẳng định chắc chắn rằng bên dưới hố này là một lăng mộ cổ. Vậy tại sao một lăng mộ lại tỏa ra mùi thơm?
Lăng mộ tỏa ra mùi thơm
Đội khảo cổ nhanh chóng trèo xuống phía dưới hố đen để khám phá. Lăng mộ này rộng tới 900m2, lần theo mùi hương, các chuyên gia ngay lập tức hiểu ra vấn đề. Hương thơm êm dịu kia bắt nguồn từ vách ngăn quan tài do lớp trong của quan tài được làm từ gỗ ngọc am.
Đây là loại gỗ quý với đặc tính cứng cáp, mịn, mang màu vàng và đặc biệt là có hương thơm tự nhiên. Cổ nhân tin rằng loại cây gỗ này còn có tác dụng trừ tà nên đặt tên là "ngọc am" (ngọc: báu vật, am: nơi thờ Phật).
Không phải ai cũng có thể sở hữu quan tài gỗ ngọc am, đây là hình thức mai táng cực kỳ cao quý nên chủ mộ phải là một bậc đế vương hoặc mang dòng dõi quý tộc.
Vùng đất Định Đào trước đây từng là thái ấp của 7 vị Định Đào Vương - các quý tộc được triều đình ban cấp đất đai. Ban đầu, các chuyên gia tin rằng lăng mộ này là nơi chôn cất Hán Ai Đế Lưu Hân, một trong các Định Đạo Vương, sau này lên ngôi hoàng đế thứ 13 của nhà Hán.
Tuy nhiên, chủ nhận thực sự của ngôi mộ không phải Hoàng đế Lưu Hân mà là mẫu thân của ông - Đinh Thái hậu,tên húy Đinh Cơ.
Đinh Cơ nguyên là một người thiếp của Định Đào vương Lưu Khang, sau này do chính thất của Lưu Khang không có con nên con trai bà được lên làm hoàng đế. Đinh Cơ tuy là mẹ ruột của vua nhưng do thân phận mà phải chịu nhiều thiệt thòi.
Sau này khi Đinh Thái hậu qua đời vào năm thứ 5 sau Công nguyên, Lưu Hân đã vô cùng đau buồn, vua xây cho mẹ ngôi mộ có phương thức an táng cao cấp nhất. Đinh Thái hậu cũng được mặc đồ tang ngọc y sang trọng được kết từ hàng ngàn mảnh ngọc bích với mong muốn bảo quản xương cốt, giữ cho cơ thể người chết toàn vẹn và chờ cơ hội tái sinh.
Tuy nhiên, Thái hậu Đinh Cơ yên nghỉ chưa được bao lâu thì Vương Mãng - một quyền thần thao túng triều chính nhà Hán, đã cướp ngôi và ra lệnh phá hủy lăng mộ của Đinh Thái hậu.
Tương truyền rằng Vương Mãng và toán quân vừa mở cửa lăng thì lửa từ đâu bốc lên hàng chục mét, quân lính sợ quá không dám tiếp tục đào bới, nhưng nhiều di vật bên trong cũng bị ngọc lửa thiêu rụi đi. Sau khi lửa tắt, Vương Mãng vẫn yêu cầu quân lính lao vào tước bỏ bộ y phục bằng ngọc bích của thái hậu, cướp phá nhiều đồ tùy táng trong lăng.
Khi đội khảo cổ vào lăng năm 2010, những gì họ tìm thấy chỉ là hầm mộ trống cùng một chiếc quan tài và chiếc áo lụa giấu trong ống tre. Theo nghiên cứu, một số di vật trong lăng quả thật đã bị phá hủy như trong sử sách đề cập, số còn lại thì vừa bị những tên mộ tặc cướp đi mất.
Tới đây các chuyên gia chỉ còn biết than trời rằng họ đã đến chậm một bước!
End of content
Không có tin nào tiếp theo