Đều bị trộm cắp và tàn phá nhưng vì 2 lý do này, lăng mộ Càn Long được mở cửa cho khách tham quan còn lăng mộ Khang Hi thì không
Phát hiện lăng mộ 'mini' khi xây trường học, thân phận chủ mộ khiến giới khảo cổ ngỡ ngàng / Sau nhiều lần bị trộm, lăng mộ của Tào Tháo còn lại gì?
Nhà Thanh được xây dựng nên từ nhà Hậu Kim của tộc Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Đến năm 1636, Hoàng Thái Cực đổi quốc hiệu thành Đại Thanh. Lịch sử Trung Quốc mở ra sự thống trị của triều đại phong kiến cuối cùng kéo dài 268 năm.
Nhắc đến nhà Thanh, không thể không nhắc tới hai vị Hoàng đế là Càn Long và Khang Hi, cũng chính là người đã xây dựng nên thời kỳ "Khang Càn thịnh thế", cũng là thời đại thịnh thế cuối cùng của vương triều phong kiến cổ đại trong lịch sử Trung Hoa.
Thời đại "Khang Càn thịnh thế" kéo dài qua ba đời Hoàng đế là Khang Hi, Ung Chính và Càn Long, trải dài 134 năm, là thời kỳ đỉnh cao của triều đại, bấy giờ xã hội ổn định, nhân khẩu phát triển, lãnh thổ rộng lớn, kinh tế phát triển nhanh chóng, tiềm lực tổng hợp của quốc gia mạnh mẽ nhất.
Cùng với sự giàu mạnh của quốc gia và nhịp sống sinh hoạt, phong tục hậu táng cũng vô cùng thịnh hành. Thực ra phong tục hậu táng đã bắt đầu thịnh hành từ thời nhà Hán, trong cuốn "Tiềm phu luận phù xỉ thiên" có ghi chép rằng:
"Nay quý tộc kinh sư, phú hào các quận huyện, sống không cực dưỡng nhưng chết lại sùng táng, nào là tượng vàng, tráp ngọc, áo quan, gỗ lim. Chôn theo vô số của cải, người rối, xe ngựa, xây dựng các lăng mộ lớn, trồng tùng bách xung quanh, từ đường thờ bái, vô cùng xa hoa."
Không chỉ vậy, chính người thời Hán cũng tự thấy tục hậu táng thời ấy đã trở nên vô cùng xa hoa, trong các tài liệu sử sách có ghi: "Tiền của quốc gia lãng phí nơi hoàng tuyền, nhân lực tiêu phí chốn hoàng lăng xa hoa, yêu thích những thứ vô giá trị, kỹ năng đều lãng phí chốn mộ hầm."
Đây là những minh chứng cho phong tục hậu táng của thời nhà Hán, đến thời Thanh, tập tục này vẫn còn được duy trì, hơn thế các Hoàng đế thời đại này còn xây dựng lăng mộ cho bản thân vô cùng xa hoa, đến thời của Từ Hi Thái Hậu lại càng khiến người ta không thốt nên lời.
Quay trở lại vấn đề, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu lăng mộ của Khang Hi Đế. Lăng mộ của Ái Tân Giác La Huyền Diệp là lăng Thanh Cảnh, nằm tại hướng Đông chếch Nam Nhị Lý Hứa, Hiếu Đông Lăng trên núi Xương Thụy, cách 70 dặm về phía Tây Bắc thành phố Tuân Hóa. Lăng mộ được khởi công xây dựng từ ngày 10 tháng 2 năm Khang Hi thứ 15 (tức năm 1676), kéo dài suốt năm năm, đến năm Khang Hi thứ 20 (tức năm 1681) thì hoàn thành.
Điều đáng nói ở đây là, Hoàng đế Khang Hi an táng Hoàng hậu trong đó trước, sau đó cũng không đóng cửa địa cung, mà để mở chờ đến tang sự của Hoàng đế. Cho nên, trong Thanh Cảnh lăng chôn cất 4 vị Hoàng hậu cùng 1 vị Hoàng phi, sau khi Khang Hi qua đời địa cung mới được đóng lại.
Từ điểm này cũng có thể thấy được, trong lăng Thanh Cảnh chắc chắn rất xa hoa, tạm thời chúng ta sẽ chưa bàn luận tại sao nơi đây không được mở cửa tham quan.
Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu về Thanh Dụ lăng của Càn Long Đế. Hoàng đế Càn Long cũng chính là Ái Tân Giác La Hoằng Lịch, tự xưng là "người thập toàn", giỏi văn thơ, là vị vua viết nhiều bài thơ nhất trong các đời Hoàng đế, ông viết suốt từ năm 1736 đến 1795, trong vòng suốt 60 năm, đây quả thực có thể coi là một kỳ tích.
Cũng vì thế nên Hoàng đế Càn Long đã trở thành vị vua có thời gian trị vì lâu thứ hai trong lịch sử Trung Quốc (chỉ xếp sau Tổ phụ Thanh Thánh Tổ Khang Hi Đế) và là vị Hoàng đế sống thọ nhất.
Lăng mộ của Càn Long Đế cũng không phải chỉ mai táng mình ông, bên trong còn chôn cất hai vị Hoàng hậu cùng ba vị Hoàng quý phi. Sân phía trước của Dụ lăng rất rộng, kiến trúc đồ sộ, xây dựng tỉ mỉ, tinh tế, mang khí chất phi phàm, vô cùng tráng lệ.
Nếu so với lăng mộ của Khang Hi Đế, lăng mộ của Càn Long lại càng chú trọng đến chốn quay về sau khi chết. Lăng mộ được khởi công xây dựng vào năm Càn Long thứ 8 (tức năm 1743), trải qua 9 năm, đến năm Càn Long thứ 17 (tức năm 1752) mới chính thức tuyên bố hoàn thiện, tiêu tốn 203 vạn lượng bạc.
2 nguyên nhân khiến lăng mộ Càn Long được mở cửa đón khách tham quan còn lăng mộ Khang Hi thì không
Tiếp sau đây, chúng ta sẽ nói đến trọng điểm, vì sao lăng mộ của Khang Hi Đế và Càn Long Đế đều bị trộm, nhưng tại sao lại chỉ có lăng vua Càn Long mở cửa tham quan?
Nguyên nhân có hai điểm chính như sau:
Thứ nhất, tình trạng bị rò rỉ của lăng Càn Long ít hơn lăng Khang Hi, bởi vì niên đại nhiều năm, nên địa cung của lăng mộ Khang Hi bị rỉ nước rất nghiêm trọng, nếu như muốn mở cửa để thăm quan thì phải tiến hành tu sửa, như vậy sẽ càng tạo nên nhiều hư hại hơn.
Xét từ góc độ chủ nghĩa nhân đạo, việc tăng thêm hư hại cho lăng mộ là điều không ai mong muốn, cho nên lăng mộ Khang Hi Đế không mở cửa tham quan chính là vì thế.
Nguyên nhân thứ hai, không phải lăng mộ nào cũng mang lại giá trị tham quan triển lãm, lăng mộ của Khang Hi Đế bị rò rỉ nước nghiêm trọng, lại qua nhiều lần bị trộm, đã mất đi giá trị tham quan.
Hơn thế, Khang Hi Đế được ca ngợi là "vị Hoàng đế nghìn năm có một", trong thời gian ông tại vị đã bắt dẹp loạn Ngao Bái, loạn Tam phiên, chiến tranh với Nga Hoàng, xung đột với Mông Cổ, trận chiến với Chuẩn Cát Nhĩ, trận tranh giành ngôi vị giữa các Hoàng tử "Cửu tử đoạt đích"….
Một vị Hoàng đế như vậy có thể lưu lại địa vị trong lòng dân chúng là điều tốt nhất, còn việc lăng mộ của ông có được mở cửa tham quan hay không thì không mang ý nghĩa lớn lắm, nói không chừng còn sẽ phản tác dụng.
Nếu để so sánh, thì lăng mộ của Càn Long Đế được bảo tồn tương đối hoàn chỉnh. Trải qua chín năm tu sửa và xây dựng, các tiêu chuẩn cũng sẽ tốt hơn, việc tu sửa lại cũng dễ dàng hơn.
Nguyên nhân chính là do việc rò rỉ nước trong lăng mộ không nghiêm trọng, ngoại trừ việc cửa vào địa cung bị tổn hại nghiêm trọng thì các chỗ khác đều được giữ lại nguyên vẹn.
Các văn vật có giá trị đều đã bị trộm sạch, theo ghi chép lăng mộ bị trộm suốt 7 đêm liền, nhưng sau khi trải qua tu sửa thì địa cung vẫn còn giá trị triển lãm, tham quan, mang lại giá trị thường thức.
Năm 1975, Cục Văn vật Nhà nước Trung Quốc quyết định tiến hành trùng tu lăng mộ Càn Long Đế. Sau ba năm trùng tu, sửa chữa, địa cung Thanh Dụ lăng đã được mở cửa tham quan.
Cho dù như vậy, mỗi lần trùng tu vẫn hao phí rất nhiều tài lực và nhân lực, song xét đến việc có thể bảo tồn được các bảo vật lịch sử lại còn có thể triển lãm chúng cho mọi người cùng thưởng thức, thì cũng đã rất đáng giá.
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Khẩu súng đắt nhất thế giới trị giá hơn 110 tỷ: Chỉ vài người có khả năng mua, làm bằng chất liệu độc nhất
Người đàn ông mua chiếc ấm nứt vì đam mê, nào ngờ là đồ cổ 250 năm được định giá hơn 17 tỷ đồng
Không phải người ngoài hành tinh, con người có thể là sinh vật có trí tuệ duy nhất trong vũ trụ?
Ngôi chùa cổ sở hữu 4 chiếc cột gỗ quý hơn 'kim cương' giá 3400 tỷ: Người người xếp hàng vào xem!
Cặp vợ chồng sững sờ phát hiện chiếc bình sứ chắn cửa nhà suốt 36 năm lại có giá trị đến 30 tỷ đồng
Chiếc giường gỗ có giá trị nhất miền Tây: Chế tác bằng gỗ quý hàng đầu Việt Nam, trả 3 tỷ không bán