Quốc tế

Liên Hợp Quốc cảnh báo nguy cơ “quan tài” hạt nhân rò rỉ phóng xạ ra Thái Bình Dương

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc (LHQ) Antonio Guterres bày tỏ quan ngại về những “quan tài” chứa chất thải sau các vụ thử hạt nhân thế kỷ trước có thể bắt đầu rò rỉ phóng xạ và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Đẩy trực thăng Mi-24 “về vườn” để rước AH-1Z: Sai lầm chết người! / Tướng Iran lệnh chuẩn bị chiến tranh, tàu sân bay Mỹ vào vị trí

Liên Hợp Quốc cảnh báo nguy cơ “quan tài” hạt nhân rò rỉ phóng xạ ra Thái Bình Dương - 1

Một "quan tài" hạt nhân (Ảnh: Twitter)

Trong buổi gặp gỡ với các sinh viên trường đại học South Pacific, Fiji ngày 16/5, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres đã nói về các vấn đề sức khỏe người dân trong khu vực này đang phải hứng chịu do các vụ thử hạt nhân thế kỷ trước. Ông cũng bày tỏ quan ngại về việc các “quan tài” đựng rác thải hạt nhân có thể bắt đầu rò rỉ phóng xạ ra Thái Bình Dương và có thể gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Guterres nói rằng Thái Bình Dương đã trở thành "nạn nhân" trong quá khứ, dường như đề cập tới các vụ thử hạt nhân do Mỹ và Pháp thực hiện tại khu vực từ thế kỷ trước. Tổng thư ký LHQ lấy ví dụ về đảo Marshall, nơi Mỹ đã sơ tán và tái định cư toàn bộ cư dân trên đảo để thực hiện khoảng 67 vụ thử vũ khí hạt nhân.

“Hậu quả của các vụ thử này khá nghiêm trọng, vì nó ảnh hưởng tới sức khỏe người dân và khiến nguồn nước ở một số khu vực bị nhiễm độc”, ông Guterres nói.

“Tuy nhiên, những thiệt hại không chỉ gói gọn trong quá khứ. Tôi vừa gặp gỡ Tổng thống quốc đảo Marshall, người quan ngại sâu sắc về rủi ro liên quan tới rò rỉ phóng xạ từ các "quan tài" hạt nhân trong khu vực”, ông cho biết.

"Quan tài" hạt nhân có tên gọi khác là Runit Dome, một công trình bằng bê tông kích thước lớn được xây dựng để chứa 85.000 m3 các mảnh vỡ và đất đai bị nhiễm phóng xạ từ hàng chục vụ thử nghiệm hạt nhân của Mỹ tại khu vực. Người dân địa phương gọi đây là “lăng mộ”. Họ quan ngại rằng thời gian và yếu tố biến đổi khí hậu có thể khiến phóng xạ bị rò rỉ ra ngoài.

 

Sputnik dẫn báo cáo năm 2013 của Bộ Năng lượng Mỹ cho biết, phóng xạ dường như đã rò rỉ ra khu vực đất lân cận các “quan tài” vì các vết nứt. Nếu nước biển dâng cao vì biến đổi khí hậu và làm ngập các công trình trên, thì vấn đề này sẽ không còn mang tính địa phương mà có thể trở thành khủng hoảng hạt nhân toàn cầu vì nước biển có thể mang phóng xạ đi khắp thế giới.

Vũ khí - khí tài
Theo dantri.com.vn
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm