Quốc tế

Liên xô đi đầu trong thiết kế máy bay kiểu 'cánh bay'

Dù Mỹ là quốc gia thành công trong việc phát triển máy bay thiết kế kiểu cánh bay nhưng đi đầu trong lĩnh vực này không phải là Mỹ.

Mãn nhãn với màn trổ tài đổ bộ tấn công ở nơi khắc nghiệt nhất thế giới của lính Nga / Cận cảnh màn tiêm kích Nga rượt đuổi máy bay ném bom hạt nhân Mỹ

Ngay từ năm 1922, nhà phát minh Liên Xô Vladimir Cheranovsky đã cố gắng mô phỏng hình dạng khí động của các loài chim trên một số mô hình tàu lượn. Nhưng do giới hạn về công nghệ và vật liệu khiến việc áp dụng thiết kế khí động đặc biệt này lên các phương tiện bay không trở thành hiện thực.

Lien xo di dau trong thiet ke may bay kieu 'canh bay'
Máy bay B-2 Spirit của Mỹ có thiết kế tương tự loàichim.

Các mô hình tàu lượn không có sự linh hoạt như cánh của loài chim, cũng như đối phó với sự bất ổn của các dòng khí động. Khó khăn tương tự cũng xảy ra với thiết kế máy bay ném bom của anh em nhà Horten dành cho Không quân Đức quốc xã.

Đến đầu những năm 1990, thiết kế khí động "cánh bay" một lần nữa được ứng dụng trên các phương tiện hàng không quân sự, cùng với sự phổ biến của công nghệ tàng hình.

Máy bay quân sự hiện đại, đặc biệt là các dòng máy bay ném bom và chiến đấu có yêu cầu rất cao về tính năng tàng hình trước sóng radar và phổ quan sát quang-hồng ngoại.

Thiết kế khí động dạng "cánh bay" đáp ứng rất tốt vấn đề này khi loại bỏ bớt các thành phần cánh điều hướng và ổn định để giảm phản xạ sóng radar và phổ hồng ngoại. Thành công lớn nhất cho hướng thiết kế này là máy bay chiến đấu F-111A và B-2 Spirit của Không quân Mỹ.

Ưu thế của thiết kế khí động “cánh bay” là sử dụng toàn bộ thân và cánh máy bay để tạo lực nâng giúp máy bay tăng tải trọng và sự ổn định ở mặt phẳng ngang thay vì từng bộ phận riêng rẽ.

 

Cùng với đó, thiết kế khí động dạng này giúp máy bay có hình đĩa dẹt giảm bộc lộ tín hiệu ở cả bán cầu trước và sau của máy bay; thân máy bay rộng rãi phù hợp để giấu khoang vũ khí...

Lien xo di dau trong thiet ke may bay kieu 'canh bay'
Thiết kế kiểu "cánh bay" của máy bay S-70 Okhotnik Nga.

Với những ưu thế không thể phủ nhận của thiết kế kiểu "cánh bay", giới chuyên gia cho rằng, hướng phát triển trong tương lai của hàng không quân sự thế giới sẽ tập trung chủ yếu cho những máy bay ứng dụng công nghệ tối tân này.

Minh chứng rõ nhất cho nhận định này là việc Trung Quốc đang phát triển máy bay ném bom tầm xa H20 có thiết kế kiểu "cánh bay. Trong khi đó, Nga cũng cho thấy đang theo đuổi thiết kế này trên chương trình máy bay không người lái S-70 Okhotnik, máy bay tầm xa PAK DA, và dòng tiêm kích thế hệ 6.

Châu Âu cũng theo đuổi thiết kế kiểu "cánh bay" với chương trình Neuron - dòng máy bay tấn công không người lái có nhiều nét tương đồng với X-47B của Mỹ và S-70 Okhotnik Nga.

Để tạo sự khác biệt với các thiết kế "cánh bay" của phương Tây, Nga tuyên bố máy bay thế hệ 6 của mình sẽ sở hữu những khả năng chiến đấu kiểu bầy đàn. Trong đó chỉ có 1 hoặc 2 máy bay có phi công, những chiếc còn lại sẽ là máy bay chiến đấu không người lái (UCAV).

 

Cuộc cách mạng công nghệ hiện nay cho phép một máy bay có người lái điều khiển đồng thời từ 5 đến 10 UACV. Mũ và quần áo của phi công sẽ gửi tín hiệu tới hệ thống trên máy bay từ đó điều khiển các UACV còn lại. Nhiệm vụ và số lượng UACV sẽ được căn cứ vào tình trạng và kinh nghiệm của phi công.

Mỗi bầy đàn như thế sẽ gồm máy bay chính mang theo phi công cùng hàng loạt UACV với các nhiệm vụ cụ thể riêng biệt cho từng chiếc như do thám, tiêu diệt mục tiêu mặt đất, tấn công máy bay của kẻ thù.

Đặc biệt các UACV đi kèm với máy bay thế hệ 6 sẽ có tốc độ siêu thanh. Ngoài ra, tổ hợp UACV này có thể vươn tới tầng không gian thấp sau đó thâm nhập trở lại tầng khí quyển với các di chuyển như vậy khoảng cách hàng trăm km có thể vượt qua trong vài phút.

Hiện vẫn chưa rõ định danh của dòng máy bay thế hệ 6 này của Nga cũng như thời điểm bắt đầu và hoàn thành chương trình này.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm