Lộ ảnh 18 chiến hạm Iran bám sát nhóm tàu sân bay Mỹ
Ankara tuyên bố S-400 phát hiện F-16 từ cự ly... 600 km / Trung Quốc chuẩn bị 'chốt' hợp đồng mua tiêm kích Su-57?
The Drive ngày 27/12 đưa tin, hải quân Mỹ đã xác nhận thông tin về việc nhiều tàu chiến cỡ nhỏ của Iran bám sát nhóm tác chiến do tàu USS Abraham Lincoln dẫn đầu đi qua eo biển Hormuz vào vịnh Oman hồi đầu tháng này. Trước đó, hình ảnh của PlanetScope, một công ty vệ tinh thương mại, cho thấy có ít nhất 18 tàu Iran đi theo nhóm tàu Mỹ.
Đại diện phía hải quân Mỹ Joshua Frey bác bỏ những thông tin nói rằng tàu Iran quấy rối hoặc có hành vi khiêu khích, nhấn mạnh việc bám đuôi này là động thái bình thường. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định hình ảnh mà PlanetScope công bố cho thấy sự rủi ro có thể thấy rõ khi các tàu đi qua vùng eo biển Hormuz.
Bức ảnh được PlanetScope chụp hôm 4/12 và đã làm dấy lên nhiều tranh cãi trái chiều về hành động của 2 nhóm tàu chiến từ 2 nước. Tuy nhiên, sau khi quân đội Mỹ lên tiếng, những tranh cãi này đã lắng xuống.
Trong nhóm tàu của Mỹ, ngoài hàng không mẫu hạm, còn có tàu khu trục USS Farragut và tàu tuần dương USS Leyte Gulf.
Các hình ảnh chụp cho thấy nhóm tàu Iran đi thành đội hình bám sát mạn trái đội tàu Mỹ. Vào một số thời điểm, khoảng cách giữa đội tàu 2 nước rất gần, chỉ vào khoảng 300 m.
Theo ông Frey, không có một tàu của Mỹ hay đồng minh nào khác, đồng hành cùng nhóm tác chiến USS Abraham Lincoln khi sự việc xảy ra. Ngoài ra, ảnh vệ tinh của Planet Labs cũng chụp được hình ảnh một tàu chở dầu thương mại đi trước nhóm tàu Mỹ.
Số lượng và loại tàu chính xác mà Iran sử dụng trong nhiệm vụ giám sát tàu Lincoln hiện chưa được công bố.
Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran thường vận hành một đội tàu nhanh và các tàu cỡ nhỏ được trang bị tên lửa chống hạm như Peykaaps hoặc các tàu bán ngầm có thể mang mìn và ngư lôi. Các tàu cỡ nhỏ của Iran có thể mang theo tên lửa dẫn đường chống thiết giáp, các tổ hợp tên lửa vác vai đất đối không…
Eo biển Hormuz là cửa ngõ quan trọng đối với ngành công nghiệp dầu mỏ của thế giới, với hơn 1/5 nguồn cung dầu mỏ toàn cầu đi qua eo biển hẹp này. Dầu mỏ từ các quốc gia vùng Vịnh như Iran, Ả rập Xê út và Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất đều đi qua eo biển Hormuz.
Được xem là tuyến hàng hải có tầm quan trọng chiến lược, eo biển Hormuz kết nối các nhà sản xuất dầu thô tại Trung Đông với các thị trường then chốt trên toàn thế giới. Eo biển này dài chưa đầy 40 km với điểm hẹp nhất khoảng 33 km, nối thông vịnh Ba Tư với vịnh Oman và biển Ả rập trước khi tỏa ra các vùng biển quốc tế.
End of content
Không có tin nào tiếp theo