Lộ bằng chứng Nga cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ bản S-400 chất lượng thấp?
Đã có rất nhiều ý kiến lo ngại về việc Nga chỉ bán cho Thổ Nhĩ Kỳ hệ thống tên lửa phòng không S-400 chất lượng thấp nhằm đề phòng để lọt công nghệ vào tay Mỹ.
Nga trao S-400 cho Thổ Nhĩ Kỳ làm người Mỹ nhớ tới Thế chiến thứ nhất / Nga vẫn bàn giao S-400 cho Trung Quốc dù bị Mỹ trừng phạt
Đây được xem như hồi kết cho thương vụ mua sắm vũ khí đình đám giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vốn đã khiến giới truyền thông tiêu tốn rất nhiều giấy mực suốt thời gian qua.
Mặc dù vậy những tranh cãi quanh vấn đề này vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, chủ yếu liên quan tới các lệnh trừng phạt theo Đạo luật CAATSA mà Mỹ nhắm vào đồng minh NATO.
Mỹ tuyên bố sẽ trì hoãn việc bàn giao tiêm kích tàng hình F-35 đến đầu năm 2020 và xem xét chính thức cấm bán F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ nếu Ankara lắp đặt S-400.
Trước tình hình đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã có động thái xuống thang khi cho biết tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa này sẽ chưa được lắp đặt cho tới tháng 4/2020.
Nhưng vấn đề đáng quan tâm nhất lại nằm ở chỗ Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn để ngỏ khả năng bàn giao các tiêm kích F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ, bất chấp việc họ sẽ vận hành S-400.
Quan điểm thay đổi đột ngột của Mỹ đã dẫn tới lo ngại rằng giữa Washington và Ankara có một thỏa thuận ngầm, đó là Thổ Nhĩ Kỳ vẫn nhận S-400 nhưng bí mật tuồn công nghệ cho Mỹ.
Có lẽ điều này cũng đã được Nga dự tính tới, khi các chuyên gia quân sự của họ cho biết phiên bản S-400 bán cho Thổ Nhĩ Kỳ không tối tân bằng S-400 mà quân đội Nga đang sử dụng.
Thậm chí các linh kiện của S-400 Thổ Nhĩ Kỳ cũng không phải loại mới nhất, chúng có chất lượng và độ bền kém xa so với sản phẩm cùng loại trên hệ thống S-400 nội địa.
Mới đây một "bằng chứng" đã được đưa ra để khẳng định cho ý kiến trên, đó là thông tin từ nhà sản xuất và Bộ Quốc phòng Nga cho biết, những tổ hợp S-400 bán cho Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chỉ được bảo hành trong thời gian 1,5 năm.
Trong thời gian này, những vấn đề phát sinh do nhà sản xuất sẽ được sửa chữa miễn phí. Nhưng sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải trả tiền cho việc sửa chữa và bảo trì.
Ngay sau khi Nga tiết lộ thời gian bảo hành cho S-400 của Thổ, nhiều chuyên gia cho rằng, 1,5 năm là khoảng thời gian quá ít và không đủ để kiểm chứng những hỏng hóc có thể phát sinh.
Cực kỳ khó hiểu tại sao một mặt hàng tối tân có giá thành hàng trăm triệu USD và cực kỳ phức tạp, được quảng cáo có độ bền rất cao trong điều kiện hoạt động khắc nghiệt lại chỉ được bảo hành ngắn như vậy.
Lời giải thích thu hút nhiều ý kiến đồng thuận nhất đó chính là phiên bản S-400 mà Thổ Nhĩ Kỳ tiếp nhận thực sự là biến thể có chất lượng linh kiện ở mức rất thấp.
Hiện tại cả hai phía Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa đưa ra bình luận nào về những suy đoán được giới truyền thông quốc tế đưa ra về chất lượng của các tổ hợp S-400 này.
Theo Việt Dũng/An ninh Thủ đô
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Xem nhiều nhất
Cột tin quảng cáo
Vào ngày 12/7, máy bay vận tải hạng nặng An-124 Ruslan của Nga đã hạ cánh xuống Thổ Nhĩ Kỳ để bàn giao những thành phần đầu tiên của tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf.