Vì sao Nga kiên quyết không tích hợp tên lửa 9M96 cho S-400?
Mỹ bất ngờ thừa nhận sức mạnh tên lửa Hwasong-15 của Triều Tiên / Chuyên gia Nga lý giải vì sao S-300 Syria bất lực ngay cả trước tiêm kích "không tàng hình" Israel
S-400 Triumf là hệ thống phòng không tầm xa tiên tiến nhất của Nga vào thời điểm hiện tại, nó được trang bị các loại radar cảnh giới nhìn vòng 96L6, radar điều khiển hỏa lực 92N6E với độ chính xác cực cao, có thể dẫn bắn tên lửa 48N6E3 hay 40N6 tiêu diệt chính xác mục tiêu trong dải cự ly từ 250 km đến tận 400 km.
Bên cạnh đó, Nga còn thông báo rằng đạn tên lửa trang bị cho S-400 có trần bay lên tới 27 km, trong khi độ cao sàn chỉ khoảng 10 m, tức là nó diệt được hầu như mọi loại mục tiêu bay thấp hiện nay.
Tuy nhiên thực tế quá trình triển khai các tổ hợp S-300 hay S-400 tại Syria, Nga luôn bố trí 1 - 2 xe chiến đấu Pantsir-S1 đứng cạnh đóng vai trò cận vệ, cho thấy khả năng bắn mục tiêu bay thấp của tên lửa tầm xa là chưa đủ tin cậy.
Radar cảnh giới, radar điều khiển hỏa lực và xe mang phóng tự hành của tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 Triumf. Ảnh: TASS.
Thực ra điều đó không có gì là bất ngờ, các tên lửa 48N6 hay 40N6 sở hữu kích thước khổng lồ, chúng được tối ưu hóa cho việc bắn mục tiêu bay cao ở tốc độ lớn.Gặp phải đối tượng bay thấp lợi dụng địa hình địa vật bí mật xâm nhập trận địa khiến các đài radar chức năng không phát hiện được từ xa.
Nếu trắc thủ phóng loại đạn trên, với cơ cấu phóng lạnh thì đạn phải được đẩy ra khỏi ống phóng bằng khí nén, động cơ chính kích hoạt đưa nó lên độ cao nhất định rồi mới lại cơ động hạ thấp xuống, những thao tác này rất mất thời gian, gần như chắc chắn sẽ bỏ lọt mục tiêu.
Nhận thấy điểm yếu trên, Nga đã tích hợp trên xe mang phóng tự hành 5P85SE của S-400 các loại đạn gọn nhẹ có thời gian vận động phản ứng nhanh để chuyên diệt mục tiêu bay thấp, đó là tên lửa tầm trung 9M96 và 9M100.
Việc tích hợp đạn cỡ nhỏ cho S-400 khiến nó thực sự đúng như những gì được giới thiệu trong catalogue của nhà sản xuất, tuy nhiên chưa hiểu sao Nga vẫn rất hạn chế cấu hình trên cho các đơn vị trực chiến.
Các ống phóng tên lửa 9M96 (4 ống nhỏ) tích hợp trên xe mang phóng tự hành của S-400 bên cạnh đạn 48N6 truyền thống. Ảnh: Military Today.
Đến đây lại có một vấn đề khác phải đặt ra, đó là khách hàng nước ngoài muốn có một hệ thống S-400 với đầy đủ tính năng thì liệu có được Nga đồng ý bán cho đạn 9M96 và 9M100?
Câu trả lời đáng tiếc lại là không, người Nga đang rất thực dụng khi muốn giữ thị phần cho tổ hợp phòng không thế hệ mới khác là S-350E Vityaz, hai loại đạn tên lửa trên chính là vũ khí trang bị cho hệ thống này, nếu mua được tên lửa 9M96 và 9M100 thì đối tác sẽ không cần thêm S-350E nữa.
Ngoài ra việc không bán đạn tầm trung còn có tác dụng nữa là sẽ buộc đối tác phải lựa chọn thêm các tổ hợp tên lửa - pháo phòng không tầm thấp đi kèm S-400 như Pantsir-S1 hay Tunguska-M1, đây thực sự là một chiêu thức bán hàng khá cao tay của người Nga.
End of content
Không có tin nào tiếp theo