Quốc tế

Lộ diện khách hàng đầu tiên mua xe tăng T-14 Armata của Nga

DNVN - Tương tự tiêm kích tàng hình Su-57, xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata có thể sẽ được Nga xuất khẩu sớm nhằm lấy tiền tái đầu tư nghiên cứu và sản xuất.

Nhìn lại sự kiện oanh tạc cơ B-52H Mỹ "trêu ngươi" cả biên đội tàu sân bay Liên Xô / Vũ khí bí mật của Mỹ đủ sức làm Triều Tiên, Iran "tê liệt"

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata sau lần ra mắt hoành tráng trên Quảng trường Đỏ vào năm 2015 thì cho tới nay dự án tham vọng của Nga vẫn giậm chân tại chỗ, chưa có bất cứ nguyên mẫu nào được chế tạo thêm bất chấp kỳ vọng ban đầu của Moskva là sẽ tiếp nhận 2.300 chiếc MBT này, trong đó 100 xe đầu tiên giao trong năm 2019.

Sở dĩ, có tình trạng trên là bởi nhiều bộ phận của T-14 Armata được cho là đang phải thiết kế lại khi thứ vũ khí này bị nhận xét là một sản phẩm “sinh non”. Tuy nhiên, thời hạn hoàn thành chưa biết bao giờ mới tới vì tại thời điểm này Nga đang gặp nhiều khó khăn về tài chính.

Viễn cảnh đang được nhắc tới chính là Moskva sẽ cấp phép xuất khẩu sớm chiếc MBT tối tân này cho một đồng minh thân thiết, tương tự trường hợp chiến đấu cơ thế hệ 5 Su-57. Nếu kế hoạch trên thành công thì họ sẽ có nguồn lực để hoàn thiện sản phẩm cũng như sản xuất hàng loạt phục vụ nhu cầu trong nước.

Vấn đề được quan tâm hiện nay đó là ai sẽ sẵn sàng giúp Nga thực hiện toan tính của họ. Câu trả lời có thể chính là New Delhi khi truyền thông Ấn Độ mới đây đã dẫn lại phát biểu từ chuyên gia quân sự Samir Patil đến từ trung tâm phân tích Gateway House của nước này với nội dung cụ thể như sau:

"Ấn Độ có khả năng cao sẽ sử dụng chiếc T-14 Armata của Nga làm nguyên mẫu phát triển cho phương tiện chiến đấu bọc thép thế hệ mới của mình. New Delhi tỏ ý sẵn sàng mua lại toàn bộ nền tảng Armata hoặc một vài thành phần riêng biệt của nó nhằm tích hợp cho chiếc xe tăng tương lai đang được họ nghiên cứu phát triển".

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata của Nga trong cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata của Nga trong cuộc duyệt binh trên Quảng trường Đỏ

Như đã biết, sức mạnh của lực lượng tăng thiết giáp Ấn Độ ngày nay gần như phụ thuộc hoàn toàn vào phía Nga. Trong biên chế của họ có hàng ngàn xe chiến đấu bộ binh BMP-1/2, xe tăng chiến đấu chủ lực T-72M, T-90 Brishma lắp ráp tại chỗ theo giấy phép, và mới đây còn thêm 464 chiếc T-90MS tối tân.

Nhằm đa dạng hóa vũ khí - khí tài cũng như tạo lập nền tảng và bộ mặt cho nền công nghiệp quốc phòng nội địa, Cơ quan Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) đã được giao chủ trì dự án chế tạo chiếc MBT nội địa có tên gọi Arjun.

Quá trình phát triển sơ bộ bắt đầu vào năm 1974, dự định đưa vào sản xuất và trang bị từ năm 1985. DRDO quảng cáo Arjun sẽ là một trong những phương tiện chiến đấu bọc thép tiên tiến nhất thế giới.

Xe tăng chiến đấu chủ lực Arjun của Ấn Độ trong một cuộc duyệt binh

Xe tăng chiến đấu chủ lực Arjun của Ấn Độ trong một cuộc duyệt binh

 

Tuy nhiên, do quá thiếu kinh nghiệm thiết kế, không xác định tốt những ưu tiên hàng đầu mà chương trình trên của Ấn Độ chẳng thể diễn ra theo đúng kế hoạch.

Xe tăng Arjun bị nhận xét là loại phương tiện "Năm cha ba mẹ" khi phải tích hợp quá nhiều thành phần của các nhà cung cấp khác nhau trên toàn thế giới (bao gồm pháo chính, máy tính điều khiển hỏa lực, động cơ, hộp số, thiết bị truyền dẫn động) trên nền tảng duy nhất, dẫn tới khó mà làm việc một cách nhuần nhuyễn được.

Tính đến giữa năm 2015, 75% số xe tăng Arjun đưa vào trang bị không thể hoạt động do thường xuyên phát sinh sự cố. Cho dù DRDO đã công bố "bản vá" Arjun Mk II nhưng Lục quân Ấn Độ tỏ ra chẳng mấy mặn mà với chiếc MBT này và đang từ chối đặt hàng phiên bản hiện đại hóa.

Trước tình hình trên, có lẽ Ấn Độ sẽ đi theo con đường của tiêm kích thế hệ 5 FGFA, đó là hợp tác với Nga để phát triển biến thể nội địa dành riêng cho mình dựa trên một nguyên mẫu có sẵn, cụ thể ở đây chính là T-14 Armata.

 

Với tiềm lực tài chính hùng hậu của New Delhi, triển vọng rất cao cho thấy họ sẽ là khách hàng nước ngoài đầu tiên sở hữu dòng chiến xa mang tính cách mạng này của Nga, quá trình hợp tác theo đánh giá sẽ mang lại lợi ích cho cả hai nước.

Có thể bạn quan tâm:
Phong Vũ (Theo Defence Blog)
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm