Nhìn lại sự kiện oanh tạc cơ B-52H Mỹ "trêu ngươi" cả biên đội tàu sân bay Liên Xô
Kinh ngạc với hệ thống "Trường thành dưới lòng đất" của Quân đội Trung Quốc / Iran mời láng giềng vùng Vịnh ký hiệp ước không tấn công lẫn nhau
Tuy nhiên hành động tương tự không phải mới diễn ra mà đã từng là một tiền lệ trong thời kỳ chiến tranh lạnh đang ở cao trào, khi đó đối tượng bị "đe dọa" là cả một nhóm tàu sân bay đối phương trong khi "kép chính" lại là máy bay ném bom cỡ lớn.
Có thể kể ra đây một phi vụ như vậy diễn ra vào tháng 12/1979 qua lời kể của ông Doug Aitken, cựu phi công lái "pháo đài bay" B-52H của Không quân chiến lược Mỹ.
Theo ông Aiken, vào tháng 12/1979, chiếc B-52H mà ông làm lái chính được điều động tới căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam và nhận lệnh bay vào Ấn Độ Dương và tiến qua Vịnh Ba Tư, nơi biên đội tàu sân bay Kiev của Liên Xô đang hoạt động.
Lúc này Hạm đội 7 của Mỹ đang bị thất thế trong khu vực, các máy bay ném bom Tu-95 của Liên Xô xuất kích từ Afghanistan tạo ra mối đe dọa lớn đối với Hải quân Mỹ, vì vậy Hoa Kỳ cần có hành động chứng tỏ mình vẫn là người làm chủ tình hình.
Chiếc B-52H của Không lực Hoa Kỳ bay ngay trên đầu tàu sân bay Kiev của Hải quân Liên Xô
Đến giờ G ngày D, 2 chiếc B-52H được lệnh xuất kích trong đêm tối, chúng đóng giả làm máy bay tiếp dầu KC-135 quay trở về căn cứ Diego Garcia. Tốp B-52H đã thực hiện đúng đường bay của KC-135, thậm chí còn giả cả tín hiệu radar lẫn điện đài.
Kết quả của kế nghi binh đã thành công, biên đội B-52H tiếp cận nhóm tàu chiến Liên Xô trong khu vực được dẫn đầu bởi tàu sân bay Kiev mà không gặp trở ngại nào, thậm chí khi chiếc B-52H bay qua thì thủy thủ đoàn Liên Xô còn tưởng đây là máy bay quân nhà và đứng trên boong vẫy chào.
Nếu trong tình huống chiến tranh, chiếc B-52H với kho vũ khí khổng lồ của mình chắc chắn đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng, thậm chí xóa sổ cả nhóm tàu sân bay Kiev nói trên.
Ảnh chụp từ boong tàu sân bay Kiev ghi lại thời khắc chiếc oanh tạc cơ B-52H bay qua ở độ cao rất thấp
Hành động để máy bay ném bom bay thấp "giỡn mặt" tàu chiến đối phương là việc làm được đánh giá rất liều lĩnh và cực kỳ nguy hiểm, trong vụ việc kể trên chiếc B-52H của Mỹ đã thành công còn Liên Xô thì ngược lại.
Vào ngày 25/5/1968, một chiếc Tu-16 phiên bản trinh sát Tu-16RM-2 (Badger F) do Thiếu tá phi công Andry Pliyev cầm lái đã thực hiện thao tác bay cực thấp ngay cạnh tàu sân bay USS Essex (CV-9) của Hải quân Mỹ.
Việc một chiếc phi cơ lớn lượn sát đầu các thủy thủ chắc chắc sẽ gây ấn tượng mạnh. Nhưng ở vòng lượn cuối, chiếc Tu-16 đã bị thất tốc, dẫn tới mất độ cao, đâm thẳng xuống biển và phát nổ. Đây là một tai nạn vô cùng đáng tiếc và gây ra không ít xấu hổ cho Quân đội Liên Xô.
End of content
Không có tin nào tiếp theo