Quốc tế

Lộ diện tính năng hệ thống gây nhiễu tên lửa của Armata

Hệ thống phòng vệ thông qua hình thức gây nhiễu được Nga trang bị cho xe tăng chủ lực T-14 Armata có tính năng cao hơn nhiều so với đèn OTSh-U-1-7.

Đối phương 'lạnh gáy' khi F-35 Nhật có thêm tên lửa JSM? / Tiêm kích tàng hình F-35 có tên lửa tầm xa JSM: Hổ mọc thêm cánh

Xe tăng chiến đấu chủ lực T-14 Armata do Nga chế tạo được đánh giá là chiếc chiến xa thế hệ 4 đầu tiên trên thế giới, nó đã đi trước thời đại nhiều năm so với sản phẩm cùng loại của khối quân sự NATO.

Điểm nổi bật của Armata nằm ở hỏa lực mạnh mẽ với pháo nòng trơn 2A82-1M cỡ 125 mm và tương lai có thể được nâng cấp lên sử dụng pháo 2A83 cỡ 152 mm, khi đó T-14 có thể phóng tên lửa chống tăng Kornet nâng cấp qua nòng để diệt chiến xa kẻ thù từ cách xa 8 km.

Nhưng điều khiến chiến xa T-14 Armata trở nên bất khả chiến bại bên cạnh sức tấn công vượt trội còn nằm ở khả năng phòng vệ siêu việt của nó trước các phương tiện diệt tăng tối tân nhất của đối phương.

Hệ thống gây nhiễu tên lửa thế hệ mới trang bị cho xe tăng T-14 Armata

Hệ thống gây nhiễu tên lửa thế hệ mới trang bị cho xe tăng T-14 Armata

Vỏ giáp của T-14 Armata có cấu tạo từ các lớp thép, gốm và composite độ cứng cao, cho mức độ bảo vệ tương đương 900 mm thép đồng nhất (RHA). Bên ngoài lại được bao phủ bởi các khối nổ 4S24 của tổ hợp giáp phản ứng nổ thế hệ mới, có tác dụng chống cả đạn xuyên lõm lẫn đạn xuyên động năng ngang 600 - 650 mm RHA nữa.

T-14 Armata dự kiến sẽ là xe tăng chủ lực đầu tiên của Nga được trang bị rộng rãi hệ thống phòng vệ chủ động (APS) Afghanit, tổ hợp này sẽ sử dụng radar và cảm biến quét xung quanh thân xe, phát hiện mối đe dọa tiếp cận để từ đó phóng đạn đánh chặn.

Tuy nhiên chi tiết mà nhiều người thắc mắc đó là sự thiếu vắng một hệ thống phòng vệ thụ động có tác dụng gây nhiễu tên lửa chống tăng tương đương Shtora-1 với đèn OTShU-1-7 nổi tiếng trên xe tăng T-90.

Thực ra hiện nay nhiều quốc gia đặt mua T-90 đã lược bỏ đèn nhiễu OTShU-1-7 vì khí tài này chỉ gây nhiễu được tên lửa thế hệ 2 điều khiển bán tự động (SACLOS) thông qua bám chùm tia laser, còn đối với ATGM thế hệ 3 có khả năng bắn và quên (ACLOS) như FGM-148 Javelin thì OTShU-1-7 hoàn toàn mất tác dụng.

Lo dien tinh nang he thong gay nhieu ten lua cua Armata
Vị trí lắp đặt hệ thống gây nhiễu thế hệ mới trên xe tăng T-14 Armata

Chính vì nguyên nhân trên mà T-14 Armata đã lược bỏ đèn nhiễu OTShU-1-7 và thay bằng khí tài mới do Viện kỹ thuật phương tiện cơ động của Nga phát triển.

Hệ thống này có nhiệm vụ phát hiện tia laser từ khí tài dẫn bắn của đối phương từ mọi hướng cùng như mọi tần số. Bên cạnh đó là phát hiện tên lửa hướng về xe tăng dựa trên bức xạ tử ngoại phát ra từ động cơ của đạn. Tổ hợp trên gây nhiễu được hệ thống dẫn đường hoạt động dựa trên cả tia laser, hồng ngoại và bức xạ radar.

Tổ hợp có khả năng bao phủ 360 độ xung quanh xe kể cả bán cầu trên, tăng khả năng bảo vệ của xe thêm 1,5 lần, giúp chiến xa an toàn với cả các loại tên lửa bắn và quên, quỹ đạo cuối có góc tiếp cận lớn.

Như vậy rõ ràng tính năng hệ thống gây nhiễu thụ động mới của T-14 Armata tỏ ra vượt trội Shtora-1 với đèn nhiễu OTShU-1-7 trên T-90, khí tài này khi kết hợp cùng Afghanit sẽ khiến xác suất bị trúng đạn của Armata giảm xuống cực thấp.

Vũ khí - Khí tài
 
 

End of content

Không có tin nào tiếp theo

Xem nhiều nhất

Cột tin quảng cáo

Có thể bạn quan tâm