Loạt pháo nổi tiếng thời CTTG2 của Việt Nam
Mặc dù là những khẩu pháo được sản xuất từ thời Chiến tranh Thế giới thứ 2, nhưng phải nói rằng con người Việt Nam quá giỏi khi sử dụng thành công chúng trong tất cả các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.
CLIP: Pháo phản lực Nga phóng “mưa” hỏa lực trong tập trận / Cận cảnh sức mạnh khẩu pháo 120mm trên xe tăng Mỹ
Cũng như tiểu liên hay súng máy, vũ khí Liên Xô chiếm tỉ lệ lớn trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hiện nay, quân đội ta vẫn sử dụng số lượng lớn các loại pháo thời Chiến tranh Thế giới thứ 2được Liên Xô cung cấp. Trong ảnh, bộ đội Hải quân huấn luyện bắn khẩu pháo ZiS-3 76mm. Nguồn ảnh: VTV
Đây là một trong những khẩu pháo được sản xuất nhiều nhất trong lịch sử Liên Xô với số lượng tới 103.000 khẩu chỉ trong vòng 5 năm (1941-1945). Pháo có tầm bắn 13,2km, bắn viên đạn 76,2x385mm, tốc độ bắn 25 phát/phút. Khẩu pháo này có khả năng chống cả xe tăng ngoài vai trò bắn gián tiếp chống bộ binh, công sự... Nguồn ảnh: VTV
Trong ảnh các chiến sĩ QĐND Việt Nam đang huấn luyện sử dụng khẩu pháo D-44 85mm được Liên Xô thiết kế năm 1943 thay thế cho khẩu ZiS-3. Loại pháo này cũng tới Việt Nam cùng giai đoạn với ZiS-3 và được ta sử dụng khá thành công trong các cuộc kháng chiến. Nguồn ảnh: QPVN
Ước tính 10.800 khẩu được sản xuất từ 1944-1953, ngoài vai trò chung của pháo binh, nó còn được sử dụng để chống tăng. Pháo có tốc độ bắn 20 phát/phút, tầm bắn xa nhất 15,65km, tầm bắn với đạn xuyên giáp 1.150m.
Trong ảnh, bộ đội Việt Nam huấn luyện với khẩu lựu pháo M30 122mm - 19.266 khẩu được Liên Xô sản xuất liên tục từ 1939-1960 ở các nhà máy trong nước và nước ngoài. Pháo có tốc độ bắn 5-6 phát/phút, tầm bắn gần 12km. Nguồn ảnh: QĐND
Hiện nay, ngoài việc sử dụng cho các đơn vị bộ đội địa phương, ta còn dùng M30 cho các đoàn nghi lễ phục vụ các lễ kỷ niệm lớn của đất nước.
Trong ảnh là hai khẩu pháo cỡ nòng lớn nhất được Liên Xô sử dụng trong CTTG 2 và cung cấp cho Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, gồm: A19 122mm (trái) và ML-20 152mm (phải).
Cận cảnh khẩu A19 122mm được Liên Xô sản xuất trước CTTG 2 với số lượng 500 khẩu. Pháo đạt tầm bắn 20,4km, tốc độ bắn 3-4 phát/phút.
Còn đây là "đại pháo" ML-20 152mm do nhà máy 172 chế tạo từ 1937-1947 với số lượng 6.884 khẩu. Pháo được cung cấp cho ta trong kháng chiến chống Mỹ và sử dụng ở nhiều trận đánh, hiện nay ML-20 không còn được sử dụng, thay thế nó trong QĐND Việt Nam là D-20 152mm.
ML-20 có thể bắn những viên đạn trái phá nặng 40-50kg đi xa 17km, tốc độ bắn 3-4 phát/phút.
Hiện nay, chúng ta có trong tay ít nhất 3 loại pháo hạng nặng do Mỹ sử dụng. Nhưng trong quá khứ cụ thời kháng chiến chống Pháp rồi Mỹ, chúng ta chỉ sử dụng chủ yếu khẩu M101 huyền thoại được Mỹ sản xuất với số lượng 10.200 khẩu từ 1941-1953. Những khẩu đầu tiên tới Việt Nam là hàng chiến lợi phẩm thu được của Quốc Dân Đảng Trung Quốc, sau năm 1975 ta mới có thêm số lượng lớn từ kho chiến lược phẩm thu từ VNCH. Nguồn ảnh: QĐND
Đáng chú ý, ngoài việc sử dụng các khẩu pháo kéo truyền thống, hiện nay chúng ta còn tự nâng cấp cải tiến đưa pháo lên khung bệ xe bánh lốp Ural và bánh xích M548 tự hành hóa pháo. Pháo có tầm bắn 11,2km. Nguồn ảnh: QPVN
Đáng ngạc nhiên là trong quá khứ chúng ta từng sở hữu hai "huyền thoại pháo Đức" gồm Flak 88 và Pak 40. Năm 1954, Liên Xô bắt đầu viện trợ số lượng nhỏ pháo 88mm cho bộ đội Việt Nam sử dụng. Chúng được biên chế cho các trung đoàn thuộc Đại đoàn cao xạ 367 (mỗi trung đoàn có hai tiểu đoàn pháo 88mm). Với thiết kế của pháo đa năng, chúng ta đã sử dụng pháo 88mm cho nhiệm vụ phòng không miền Bắc đầu những năm 1960. Nguồn ảnh: Bảo tàng PK-KQ
Ước tính 21.000 khẩu đã được Đức sản xuất trong giai đoạn 1933-1945, và nó trở thành khẩu pháo chủ lực cho lục quân Đức trong suốt CTTG 2. Thậm chí, nó còn được dùng để làm pháo chống tăng, trang bị cho các xe tăng hạng nặng. Ở Việt Nam, ngày 5/8/1964, Đại đội 141 và 143 pháo 88mm (Tiểu đoàn 217) phối hợp với tàu hải quân và dân quân tự vệ bắn rơi 1 máy bay Mỹ tại Hòn Gai (Quảng Ninh). Pháo Flak 88 đạt tầm bắn 14,8km bắn mục tiêu mặt đất và tới 8km bắn mục tiêu trên không. Nguồn ảnh: Bảo tàng PK-KQ
Trong ảnh là khẩu pháo chống tăng Pak 40 75mm do Đức sản xuất, được Đại đội Pháo binh dân quân xã Hải Thịnh, Hải Hậu, Nam Định sử dụng để tham gia chiến đấu với pháo binh chủ lực đánh trả tàu chiến Mỹ từ năm 1966 đến 1972.
Theo kienthuc.net.vn
End of content
Không có tin nào tiếp theo
Cột tin quảng cáo